BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS TÂM LÝ
BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS TÂM LÝ rất đa dạng. Bài viết dưới đây khái quát những bệnh lý liên quan đến stress hay gặp nhất.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học: Hans Selye, Alfred, Jsepse, Masson,…đã chứng minh:
Ngoài những thay đổi không thể đảo ngược lại khi bị Stress tâm lý như: Phì đại thượng thận và tuyến tiền liệt, teo tuyến ức và các hạch bạch huyết, loét dạ dày, tăng huyết áp,… thì người mắc chứng Stress còn kèm theo những thay đổi nghiêm trọng về sinh hóa tế bào. Thay đổi đó được gọi là “nhân chứng của Stress sinh lý” (physic stressfyl agents – physic stressor).

Đó là:
* Tình trạng Stress kéo dài dẫn tới rối loạn chuyển hóa Lipid. Làm tăng cholesterol trong máu, dẫn đến xơ vữa động mạch.
* Stress làm tăng tiết catecholamin, mà chủ yếu là adrenalin, gây co mạch máu. Dẫn đến thiếu oxy ở tim và thành mạch (đặc biệt là thiếu oxy ở động mạch vành tim). Và thiếu oxy ở các tổ chức.
* Bệnh lý liên quan đến Stress rất hay gặp là cao huyết áp.
– Khi chủ thể bị Stress, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích. Dẫn đến kích thích tuyến thượng thận tăng tiết các hormon, tăng nhịp tim, thận giảm lọc.
+ Hormon loại catecholamin như adrenalin, noradrenalin tuyến tủy thượng thận được tiết ra nhiều. Tùy receptor của các hormon này ở tế bào đích là ɑ hay β mà tác dụng của chúng khác nhau. Nhưng đều làm co mạch dưới da. Dẫn đến tăng sức cản ngoại vi của mạch máu. Do đó làm tăng huyết áp.
+ Hormon nhóm ưu tiên chuyển hóa muối – nước Mineralocorticoid như Cortisol, Aldosterol cũng được tiết ra nhiều. Chúng có tác dụng tăng tái hấp thu Na+ và nước ở ống lượn xa của thận. Làm tăng thể tích tuần hoàn máu. Dẫn đến làm tăng huyết áp.
Các biểu hiện này ban đầu là tạm thời để cơ thể đối phó với stress. Huyết áp sẽ ổn định lại sau 1 thời gian khi cơ thể hết căng thẳng. Tuy nhiên, nếu stress kéo dài, sẽ làm tổn thương tuyến thượng thận, kéo theo bệnh lý tăng huyết áp.
+ Nhịp tim tăng và thận giảm lọc cũng là tác nhân làm tăng huyết áp.
– Stress làm rối loạn chuyển hóa lipid, dẫn đến tăng cholestrol máu. Làm xơ vữa động mạch, nên cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
– Stress làm tăng cao lượng glucose trong máu, dẫn tới tiểu đường. Lâu dài dẫn tới suy thận. Nên đây cũng là một nguyên nhân Stress làm tăng huyết áp.
– Ngoài ra khi bị Stress, chủ thể cũng thường có thói quen ăn uống, sinh hoạt dễ dẫn tới tăng huyết áp như:
+ Thói quen ăn uống nhiều, lười vận động.
+ Dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
** Bệnh lý liên quan đến stress : Bệnh đái tháo đường.

Lý do là vì:
– Stress kích thích vùng dưới đồi sản sinh ra hormon CRH, và hormon somatostatin (có ở niêm mạc đường tiêu hóa)
+ Hormon CRH kích thích tuyến yên sinh ra hormon ACTH. Hormon này có tác dụng kích thích vỏ thượng thận tiết ra hormon Cortisol – một loại hormon thuộc nhóm chuyển hóa đường. Hormon này đi vào máu và có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu thông qua nhiều cơ chế như tăng tạo đường mới tại gan, giảm tiêu thụ glucose ở tế bào, tăng vận chuyển acid amin vào gan làm nguyên liệu cho quá trình sinh đường mới,.. Lượng đường trong máu tăng cao dẫn tới bệnh lý đái tháo đường.
+ Hormon somatostatin có tác dụng ức chế sản xuất insulin. Insulin là loại hormon duy nhất làm hạ đường huyết trong cơ thể. Khi hormon này ít được bài tiết, lượng đường trong máu không được vận chuyển vào gan để biến đổi thành glycogen dự trữ mà tồn tại trong máu ở mức cao. Dẫn đến chủ thể mắc bệnh đái tháo đường.
– Adrenalin tuyến tủy thượng thận cũng có tác dụng tăng chuyển hóa glycogen thành glucose. Làm tăng lượng đường trong máu,góp phần là nguyên nhân gây đái tháo đường.
– Stress ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể.
Tế bào β của tuyến tụy sản xuất ra hormon insulin bị phá hủy. Đây cũng là 1 nguyên nhân khiến người Stress mắc bệnh đái tháo đường.
– Ngoài ra khi bị Stress, chủ thể cũng thường có thói quen ăn uống, sinh hoạt dễ dẫn tới đái tháo đường như:
+ Thói quen ăn uống nhiều đường, lười vận động.
+ Dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
+ Lo lắng kéo dài khiến tình trạng bệnh của chủ thể ngày càng nặng dần thêm.
* Bệnh lý liên quan đến Stress tiếp theo là: chống hấp thụ calci. Do đó người bị Stress hay bị thấp khớp, xốp xương, lên cơn chuột rút, co cứng tay chân,…
* Stress làm thay đổi nhiều yếu tố vi lượng:
– Giảm tỷ lệ Zn, làm phì đại tuyến tiền liệt, gây u xơ. Zn có tỷ lệ cao trong dầu các tinh trùng. Thiếu Zn, tinh trùng hoạt động yếu, bất lực, di dạng,…gây vô sinh. Điều này giải thích vì sao xã hội văn minh, phát triển hơn song số người vô sinh lại tăng lên, người mắc bệnh u xơ tuyến tiền liệt ngày càng nhiều.
– Stress gây hủy hoại Mg, làm cơ thể không hấp thụ đủ Vitamin. Góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
– Stress hàng ngày khiến cơ thể mất đi khoảng 10% Vitamin C với mọi bệnh, kể cả ung thư.
* Khi có Stress tâm lý, nhiều loại hormon tăng lên, endorphin tăng lên gây rối loạn quá trình chuyển hóa. Vì vậy sinh ra các bệnh tăng năng tuyến giáp, tuyến buồng trứng,…
* Stress làm ảnh hưởng đến hoạt động của các phủ tạng. Nó làm tăng tiết dịch vị, giảm tiết dịch nhầy. Do đó dẫn tới viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng. Đây là một trong các bệnh lý liên quan đến stress rất hay gặp.
* Stress cũng là một căn nguyên của bệnh hen xuyễn. Stress tác động tới hệ miễn dịch dịch thể của tế bào Lympho B làm tăng các Ig trong nhu mô. Các tiểu phế quản tạo ra sự mẫn cảm khởi động. Xúc cảm mạnh lại kích thích trung tâm giao cảm dẫn truyền đến phế quản. Làm tăng tiết histamin và acetylcholin, giảm sinh epinephrin, chất đối kháng histamin. Dẫn đến làm co cơ phế quản.
* Bệnh lý về tình dục và bệnh phụ khoa là bệnh lý liên quan đến stress hay gặp.

Biểu hiện như: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh hay đau khi giao hợp, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết,…
* Stress gây nguy cơ mắc các bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy,…
* Stress có thể dẫn tới giảm sút trí nhớ, mất trí do giảm lượng glucose lên não. Nguyên nhân là do insulin được tiết ra rất ít. Mà hormon này là hormon giúp vận chuyển glucose từ máu đi qua màng tế bào vào mô. Khi không có hormon này, Glucose qua màng rất ít, không đủ cung cấp cho hoạt động của não. Trong khi các tế bào thần kinh không có dự trữ năng lượng, và chỉ nhận năng lượng duy nhất từ glucose.
* Stress tâm lý nếu không phải là một thủ phạm gây ung thư thì cũng là một tòng phạm nguy hiểm – theo Bayers – Levin. 1976. Như vậy bệnh lý liên quan đến stress vô cùng đa dạng. Do đó, để tránh mắc các bệnh lý liên quan đến stress cần …