SỐT BÁO HIỆU BỊ BỆNH GÌ?
Hầu như mỗi chúng ta đều sốt một vài lần trong đời. Những lúc ấy, chúng ta thường băn khoăn tại sao chúng ta bị sốt? Sốt báo hiệu bị bệnh gì?… Bài viết này sẽ gợi ý một số căn bệnh có triệu chứng sốt kèm theo.
– Nguồn tham khảo: Triệu chứng học nội khoa – ĐH Y Hà Nội –
Chẩn đoán sốt báo hiệu bị bệnh gì dựa vào cách khởi phát:
– Tăng thân nhiệt đột ngột, nhiệt độ tăng từ 370 lên 400 trong vòng vài giờ, thường kèm theo rét run. Đó là cách khởi phát thường gặp trong trường hợp sốt do cảm cúm hay sốt rét.
– Thân nhiệt tăng cao nhất 39-400 trong vòng 4-5 ngày. Cách khởi phát này thường hay gặp trong trường hợp thương hàn, brusellose, lao,…
– Sốt âm ỉ: Thời gian khởi phát không rõ ràng. Có thể là 5 – 10 ngày. Có thể gặp trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn Osler, lao ngoài phổi,…
Chẩn đoán sốt báo hiệu bị bệnh gì dựa theo diễn biến của sốt:
– Liên tục: Nhiệt độ cao suốt cả ngày, từ sáng đến chiều, chênh nhau rất ít. Thường đây là kiểu sốt báo hiệu bị bệnh thương hàn, viêm phổi,…
– Dao động: sốt chia thành từng cơn. Giữa các cơn nhiệt độ giảm nhưng không xuống mức bình thường. Hiện tượng sốt này thường gặp trong nhiễm khuẩn máu, viêm đường mật, viêm bể thận, các ổ mưng mủ sâu.
– Sốt theo chu kỳ: Cơn sốt xuất hiện theo chu kỳ đều đặn. Cần nghĩ đến sốt rét (48-72h); Giảm bạch cầu hạt trung tính (chu kỳ 3 tuần).

– Hồi quy: Từng đợt sốt kéo dài vì ngày nối tiếp nhau. Giữa các đợt, nhiệt độ bình thường. Điển hình của dạng sốt này là bệnh sốt hồi quy do xoắn khuẩn.
– Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân là loại sốt trên 38,20, kéo dài trên 3 tuần mà không xác định được nguyên nhân.
Chẩn đoán sốt báo hiệu bị bệnh gì dựa theo các triệu chứng kèm theo sốt.
– Phát hiện ổ nhiễm khuẩn khu trú ở các cơ quan gợi ý sốt do nhiễm khuẩn.
– Nếu không phát hiện ra ổ nhiễm khuẩn khu trú, người khỏe mạnh và sốt cấp tính kèm theo triệu chứng không đặc hiệu như khó chịu, đau mỏi toàn thân, thì rất có thể do nhiễm virut, có thể tự khỏi. Trừ khi có tiền sử tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh khác.
– Rét run (run, ớn lạnh, lạnh run cầm cập): Rét run thường gặp ở thời kỳ đầu của sốt. Nhưng nếu rét run giữ dội thì có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết, Sốt rét, hoặc mưng mủ sâu.
– Ra mồ hôi: Đây là triệu chứng bình thường khi hạ sốt tự nhiên hay do dùng thuốc. Trong các trường hợp ra mồ hôi nhiều, thường gặp trong Brucellose (có mùi chua); bệnh Hodgkins (thường tiên lượng xấu); hay cường giáp (sốt nhẹ). sốt báo hiệu bị bệnh gì?
– Mệt mỏi: Mệt mỏi cơ thể hay tinh thần là biểu hiện rất hay gặp, với những mức độ khác nhau. Đỉnh điểm có thể gây ra kiệt sức trong thương hàn hoặc các trường hợp nhiễm khuẩn khác.
– Sụt cân: Giảm cân nhiều và nhanh (>10% cân nặng bình thường). Thường hay gặp trong trường hợp bệnh lao, bệnh ác tính.

– Nhợt nhạt: Có thể nghi ngờ bệnh ác tính hay nhiễm khuẩn nặng.
– Đau: Đau đầu của cơ, khớp và mất ngủ, kèm sốt. Đau là một triệu chứng quan trọng để tìm nguyên nhân gây sốt. Cần biết được vị trí đau như đau trong tai, đầu, răng, cổ, bụng, lưng, trực tràng, cơ bắp, khớp,…
Chẩn đoán sốt báo hiệu bị bệnh gì dựa theo tiền sử tiếp xúc với bệnh tật và chẩn đoán bệnh trước đó.
– Tiền sử bệnh tật: Các bệnh có thể gây sốt nếu người sốt đã từng mắc bệnh đó: ung thư, ghép tạng, bệnh van tim, có van tim nhân tạo, đái tháo đường, HIV, bệnh về khớp, Lupus ban đỏ, Gout, bệnh Sacoid, cường giáp,..
– Tiền sử đi du lịch hay phơi nhiễm bệnh ( nước hoặc thực phẩm không an toàn, con trùng đốt, tiếp xúc động vật, quan hệ tình dục không được bảo vệ,…).
– Tiêm chủng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sốt.
– Tiền sử dùng thuốc: Nếu dùng một số thuốc sau đây thì cũng có thể gây ra sốt: Hóa trị liệu và thuốc chống thải ghép, Corticosteroid. Lạm dụng một số thuốc tiêm (dẫn đến viêm nội tâm mạc, viêm gan, nhiễm trùng da và mô mềm,…).
Chẩn đoán sốt báo hiệu bị bệnh gì dựa vào một số gợi ý khác:
– Đau đầu, gáy cứng và ban xuất huyết gợi ý bệnh viêm màng não.
– Nhịp tim nhanh và thở nhanh, có hoặc không có huyết áp thấp hay trạng thái thay đổi ý thức, nghi ngờ bị nhiễm khuẩn huyết.

– Người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch, mắc bệnh mãn tính,… có nguy cơ cao sốt là do nhiễm khuẩn nặng.
– Người vừa đi du lịch về : có thể sốt do đi vào vùng có dịch.
– Hạch to toàn thể: đi kèm với viêm họng, mệt mỏi, gan lách to thì người bị sốt có thể do tăng bạch cầu đơn nhân cấp tính.
Nghi ngờ HIV, giang mai nếu người sốt kèm theo hạch to toàn thể, đôi khi kèm đau khớp, phát ban.
– Sốt và phát ban thường do nhiễm trùng và thuốc. Ban xuất huyết hoặc xuất huyết cần đặc biệt để ý. Nó gợi ý nhiễm não mô cầu, một số bệnh nhiễm virut như sốt xuất huyết,..
Sốt có thể kèm tổn thương da khác bao gồm: ban đỏ cổ điển của bệnh Lyme; tổn thương cơ quan đích của hội chứng Stevens- Johnson; ban đỏ đau của viêm mô tế bào.
Hi vọng sau bài viết, bạn sẽ có kiến thức cơ bản để trả lời câu hỏi sốt báo hiệu bị bệnh gì!
[…] một số bà mẹ, câu cửa miệng của nhiều người là truyền dịch cho trẻ bị sốt sẽ “làm mát”, “giải nhiệt, bù nước”… Hay đơn giản chỉ “bồi […]
[…] – Trong viêm bàng quang chảy máu: Trẻ đái buốt, đái rắt, dấu bàn tay khai, đái đỏ day máu. Ngoài ra, trẻ có thể có sốt. […]