tâm lý của thanh niênKiến Thức Cơ Bản Y Học Cơ Sở 

TÂM LÝ CỦA THANH NIÊN (16 – 30 TUỔI) – TÂM LÝ HỌC

Tâm lý của thanh niên dần ổn định hơn so với lứa tuổi trước đó. Trong giai đoạn này, con người có đầy đủ sức khỏe để đảm nhận các nhiệm vụ xã hội và gia đình giao cho.

Biểu hiện tâm lý của thanh niên (16 -30 tuổi):

– Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là học tập và hoạt động xã hội.

Về nhân cách: Lứa tuổi này bắt đầu khám phá thế giới nội tâm của chính mình. Bắt đầu có ý thức về nghề nghiệp.

tâm lý của thanh niên
Tâm lý của thanh niên: Chứa đựng nhiều mâu thuẫn

– Đây cũng là lứa tuổi hay đánh giá về hình ảnh của cơ thể mình nhất. Thường họ không hài lòng về chiều cao (quá thấp hoặc quá cao), vóc dáng cơ thể (quá gầy, quá béo)…

– Một hiện tượng rất thường gặp trong tâm lý của thanh niên là bắt chước người mà họ yêu quý. Đó có thể là một người nổi tiếng hoặc chính thầy cô giáo, bố mẹ của mình. Từ cách ăn mặc, cử chỉ, dáng đi đến phong cách, lối sống.

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, các đặc điểm nhân cách như ý chí, tình cảm, trí tuệ, năng lực, mục đích sống… ngày càng có ý nghĩa.

 Từ 19 tuổi

-Nếu trở thành sinh viên, các thanh niên phải thích nghi với cuộc sống và hoạt động mới. Sự thích nghi này của mỗi sinh viên là không giống nhau. Tùy thuộc vào tính cách riêng và môi trường cụ thể họ quy định.

+ Có những sinh viên dễ dàng, nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Nhưng lại gặp khó khăn trong phương pháp và cách học.

+ Có người lại cảm thấy rất dễ dàng trong việc tiếp thu tri thức, cách học chuyên sâu. Nhưng lại lúng túng, thiếu tự tin trong việc hòa nhập với bạn bè hay các nhóm hoạt động.

– Động cơ học tập của thanh niên bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân.

+ Có thể là những yếu tố từ chính bản thân: hứng thú, niềm tin, lý tưởng sống,…

+ Cũng có thể là những yếu tố bên ngoài như yêu cầu, kỳ vọng của gia đình, xã hội.

– Giai đoạn này, các thanh niên đã đánh giá bản thân mình một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Không chỉ đánh giá vẻ bề ngoài, mà còn đi sâu vào phẩm chất, các giá trị nhân cách…

Tâm lý của thanh niên là thường suy nghĩ và tự đánh giá về bản thân. Rất nhạy cảm về sự đánh giá của người khác. Mặc dù nhiều khi tỏ ra phớt lờ.

tâm lý của thanh niên
Tâm lý của thanh niên: So sánh bản thân với người khác

– Thanh niên thường trăn trở với các câu hỏi về ý nghĩa và mục đích cuộc sống. Về cách xây dựng một kế hoạch sống có hiệu quả. Về việc lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp và có ý nghĩa… Để giải đáp các câu hỏi này, khả năng nhận thức, đánh giá cũng như khả năng thực tiễn của mỗi cá nhân rất khác nhau.

tâm lý của thanh niên là:

– Một điều khá thú vị về tâm lý của thanh niên là:  Không còn là trẻ con, chưa thật là người lớn, luôn trăn trở, tìm cách tự khẳng định.

– Nhân cách lúc này bị xâu xé giữa những xu thế trái ngược nhau. Khi thì hăng hái đến cuồng  tín, lúc chán nản, bi quan. Thậm chí có thể dẫn đến trầm nhược nặng, kể cả tự sát. Nay tôn thờ thần tượng này, mai thần tượng khác.

– Một biểu hiện tâm lý của thanh niên nữa là:Tự ép mình vào những khuôn nếp, đòi hỏi của xã hội (khắc kỷ, phục lễ). Đôi khi giận mà không được phép vung tay to tiếng. Thậm chí còn phải thơn thớt nói cười, nhục vẫn phải cắn răng mà chịu.

Mỗi bước đường đời là một thử thách dễ vấp váp, thất bại cho nên tâm lý của thanh niên dễ e dè, cũng dễ liều lĩnh. Không lạ gì thanh niên dễ đỏ mặt toát mồ hôi, vận động lung tung. Tiếp xúc với  người khác trong nhiều tình huống khác nhau không dễ dàng. Nhất là khi cảm thấy bao  nhiêu người nhìn xem mình ứng xử ra sao.

Có một số ít đạt đến trình độ tự lập tự chủ cao, làm chủ bản thân trong mọi tình huống .Đa số thì dần dần cam phận, phục tùng kỷ cương chung. Một số không thích nghi được,  không chấp nhận kỷ cương, bị liệt kê vào hạng những con người “ngang trái”, “gàn dở” hay “bệnh hoạn”.

– Về xúc cảm, tình cảm:

+ Giai đoạn này, tình bạn cùng giới, khác giới phát triển theo chiều sâu. Những bạn bè thời THPT vẫn chiếm vị trí quan trọng. Ở nhiều người, tình bạn này là mãi mãi. Bên cạnh đó, còn có những người bạn mới ở nơi mình đến học tập, làm việc. Tình cảm bạn bè làm phong phú thêm đời sống, tâm hồn, nhân cách của thanh niên.

tâm lý của thanh niên
Tâm lý của thanh niên: Coi trọng bạn bè

Đôi khi, có rất nhiều chuyện, chỉ có thể chia sẻ, tâm sự với bạn bè mà không thể chia sẻ với bố mẹ, thầy cô.

+ Tình yêu nam nữ là một đặc trưng tâm lý của thanh niên. Và thể hiện không đồng đều ở mỗi người. Nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, quan niệm, kế hoạch đường đời… của mỗi thanh niên.

Song tình yêu tuổi này thường đẹp, lãng mạn và đầy thi vị. Đồng thời cũng gặp phải nhiều mâu thuẫn nội tại như:. Thời gian dành cho việc học, cho tình yêu, làm kinh tế,…

Rối nhiễu trong tâm lý của thanh niên:

– Các vấn đề về tâm lý của thanh niên hay gặp phải thường do hậu quả của những giai đoạn trước để lại. Một vài vấn đề như: tự ti, trí tuệ chậm phát triển, nhân cách không ổn định,…

– Lứa tuổi này do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên xuất hiện những hành vi lệch chuẩn như:. Trộm cắp, nghiện hút,…và dễ sốc do các stress.

– Không ít thanh niên chưa xác định được ý nghĩa của cuộc sống. Không có định hướng nghề nghiệp rõ nét. Do đó cũng không thể lập được cho bản thân một kế hoạch sống cụ thể.

Giải pháp khắc phục những vấn đề tâm lý của thanh niên:

– Sự quan tâm của thầy cô, cha mẹ, người thân góp phần quan trọng trong việc định hướng tương lai của các thanh niên.

– Gia đình cần quan tâm đến đặc điểm tâm lý con cái. Hiểu được tâm lý của thanh niên nói chung và bạn bè đồng trang lứa. Để hướng con cái mình vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích.

Theo thói quen, trong quan hệ với con cái đã bước vào tuổi thanh niên, các bậc cha mẹ vẫn thường xem con như những đứa trẻ, mà ít chú ý đến nhu cầu nội tâm của con. Kiểu quan hệ mang tính sai khiến, áp đặt cứng nhắc hoặc những biểu hiện tình cảm mẹ – con thái quá đối với lứa tuổi này thường gây ra những hậu quả không mong đợi.

Related posts

Leave a Comment