Sơ cứu bỏng, làm thế nào khi bị bỏng nhiệt
Bỏng nói chung và bỏng nhiệt nói riêng là một trong số những tổn thương hay gặp nhất. Nó thể xảy ra với chính bạn cũng như những người bạn gặp. Do đó, sơ cứu bỏng là một trong những kỹ năng quan trọng. Cho dù bạn có là nhân viên y tế hay không cũng cần biết. Có rất nhiều trường hợp, chỉ cần nắm rõ quy trình sơ cứu bỏng, bạn có thể giúp chính bản thân hay những nạn nhân bỏng vượt qua tình trạng nguy cấp, giảm tỷ lệ tổn thương, đau đớn và giảm bớt thời gian hồi phục sau tổn thương.
Dưới đây là các bước sơ cứu bỏng nhiệt được chia sẻ bởi các chuyên gia đầu ngành. Hãy tìm hiểu để biết phải gì và làm thế nào khi bị bỏng nhiệt.(bỏng nước sôi, hỏa hoạn,..)
* Bước 1: Cách ly nạn nhân khỏi tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt.
Đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, loại bỏ các tác nhân gây bỏng trên người nạn nhân.
Nhanh chóng cởi bỏ quần áo bị cháy. Các vật dụng như nhẫn, đồng hồ, nữ trang, thắt lưng cũng phải tháo bỏ vì có thể chúng còn nóng và có thể tạo ra hậu qủa gây thiếu máu cục bộ chi, đầu ngón.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, không nên cố lột bỏ. Nếu lột bỏ có thể kéo theo da của vùng bỏng theo.
Nếu Tiến hành cấp cứu toàn thân khi có ngừng hô hấp, tuần hoàn, đa chấn thương….
* Bước 2: Làm mát phần cơ thể bị bỏng:
Tác dụng:
❖ Hòa loãng, rửa trôi tác nhân gây bỏng còn bám trên da.
❖ Làm hạ nhiệt độ vùng da bỏng, từ đó giảm độ sâu bỏng.
❖ Giảm đau, góp phần làm giảm các rối loạn toàn thân.
❖ Giảm phù nề, qua đó giảm tiết dịch tại vết thương.

+Thời điểm ngâm rửa càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong 30’ đầu sau bỏng. Sau khoảng thời gian đó, việc ngâm rửa sẽ ít có giá trị. Thời gian ngâm rửa 15-30-45’, thường là tới khi hết đau rát.
+Nhiệt độ nước ngâm rửa lý tưởng là từ 16-20 độ. Tránh nước quá lạnh vì có thể gây hạ thân nhiệt kèm theo rung nhĩ hoặc vô tâm thu.
+Rửa nhẹ nhàng, cẩn thận, không làm vỡ các nốt phồng
♦ Bước 3: Che phủ tạm thời vết bỏng:
Băng ép vừa phải vết bỏng bằng băng vô khuẩn, không bôi một chất gì khác vào vùng bỏng. Ở vùng mặt và tầng sinh môn chỉ cần phủ bằng lớp gạc vô khuẩn. Nếu bỏng có vết thương kèm theo, phải băng bó lại dù ở vị trí nào.
♦ Bước 4: Bù nước điện giải:
Nếu bệnh nhân không nôn, không chướng bụng, tỉnh táo; cho bệnh nhân uống Oresol, trà đường, cháo loãng.
♦ Bước 5: Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Chú ý trong trường hợp tai nạn, nạn nhân cần được nẹp cố định vùng cổ và vận chuyển nạn nhân giống như có chấn thương cột sống.
Tìm hiểu thêm những sai lầm thường gặp khi sơ cứu bỏng để sơ cứu hiệu quả hơn.
Hi vọng, với kiến thức sơ cứu bỏng nhiệt nói trên, bạn sẽ tự tin hơn khi sơ cứu cho những tình huống bỏng nhiệt.
sơ cứu bỏng, làm thế nào khi bị bỏng, các bước sơ cứu bỏng, sơ cứu bỏng như thế nào
[…] này sẽ được hạn chế khi bạn nắm rõ quy trình sơ cứu từng loại bỏng như: Sơ cứu Bỏng nhiệt, Sơ cứu Bỏng hóa chất, Sơ cứu Bỏng điện, Sơ cứu Bỏng phóng […]
[…] Nếu bị bỏng do nhiệt […]