Những sai lầm thường gặp khi sơ cứu bỏng
Khi bị bỏng, việc sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do xử lý sai nên đã để lại những hậu quả đáng tiếc. Bạn nên nhớ kỹ nguyên tắc chung khi sơ cứu bỏng: Cách sơ cứu tùy từng hoàn cảnh, vị trí, loại bỏng. Xin giới thiệu một vài sai lầm khi sơ cứu bỏng thường gặp.
- Chườm đá hoặc nước đá, ngoại trừ đối với bỏng độ I. Cách làm này có thể dẫn tới giảm thân nhiệt. Vì vậy, không rửa vết thương bằng nước quá lạnh. 16 – 20 độ là thích hợp.
- Đối với bỏng phóng xạ và bỏng do hóa chất:. Cần rất cẩn thận khi sơ cứu cho người khác. Phải sử dụng các biện pháp an toàn cho cả bản thân người sơ cứu. Sai lầm khi sơ cứu loại bỏng này là người sơ cứu thường quên mất việc tránh các yếu tố gây bỏng tiếp xúc với mình.
- Với bỏng điện: Đây là loại bỏng rất nguy hiểm. Chúng thường thuộc loại bỏng nặng, sâu bên trong. Và khi có biểu hiện bỏng bên ngoài, thường các cơ quan đã rơi vào rối loạn sinh lý. Do đó, sai lầm khi sơ cứu loại bỏng này là thay vì xử lý trước các dấu hiệu hô hấp, tuần hoàn thì lại sơ cứu vết thương ngoài da trước.
- Chạm vào vết thương mà không sử dụng băng vô trùng.
- Cố vệ sinh vết bỏng nghiêm trọng: sẽ gây nhiễm trùng vết thương.
- Làm bể bóng nước.

- Dùng kem đánh răng:. Nhiều người khi bị bỏng bôi kem đánh răng lên vết thương. Họ quan niệm kem đánh răng sẽ làm dịu vết thương. Song, thực chất kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ làm tăng đau đớn. Trong trường hợp bỏng axít, người ta dùng kem đánh răng để rửa và trung hoà axít còn dư lại. Khi bị bỏng axít, bạn phải hoà loãng nồng độ axít còn lại trên da bằng cách ngâm ngay vào nước lạnh. Sau đó, trung hoà axít còn dư trên da bằng xà phòng hoặc kem đánh răng. Bằng cách xoa nhẹ xà phòng hoặc kem đánh răng cho sủi bọt và ngấm sâu vào da rồi rửa sạch. Đối với bỏng nước sôi, lửa, không được dùng những chất này vì nó chỉ làm tăng thêm sự đau đớn. Không nên dùng xà phòng, kem đánh răng như một thứ thuốc.
- Dùng mỡ trăn hoặc dầu cá:. Nhiều lọ mỡ trăn không được tiệt trùng nên hầu hết bị ôi thiu do nhiễm vi sinh vật. Do đó, vết bỏng bị nhiễm khuẩn rất nhanh. Còn dầu cá có mùi tanh, khi bôi lên sẽ bị hôi tanh và gọi ruồi đến. Thực ra mỡ trăn và dầu cá đều có thể chữa bỏng nhưng phải dùng đúng lúc. Chất Vitamin A trong dầu cá và mỡ trăn có tác dụng kích thích sự tái tạo tế bào biểu mô. Vì vậy, người ta thường sử dụng kết hợp với các thuốc khác tạo thành hợp chất có tác dụng như mỡ, kem. Thuốc chỉ định cho những trường hợp bị bỏng sâu, dùng vào tuần lễ thứ ba sau khi bỏng. Không dùng mỡ trăn và dầu cá vào việc sơ cứu.
Những sai lầm khi sơ cứu bỏng
Sai lầm khi sơ cứu bỏng, lưu ý khi sơ cứu bỏng, những sai lầm khi sơ cứu bỏng thường gặp
- Bôi lòng đỏ trứng gà:. Lòng đỏ trứng gà là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Khi bôi lòng đỏ trứng, vết bỏng rất nhanh bị nhiễm khuẩn. Có thể chuyển thành nhiễm nặng và nguy hiểm. Một số nơi còn dùng các biện pháp sơ cứu lạc hậu, nguy hiểm như bôi nước mắm, bôi tương, nước tiểu, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương. Tốt nhất khi bị bỏng, bạn nên ngâm ngay vết thương vào nước lạnh, càng sớm càng tốt.
- Không được cởi bỏ quần áo nếu có thể dẫn tới việc lột da vùng bị bỏng. Việc làm đó làm mức độ bỏng nặng thêm và dễ gây nhiễm trùng vết bỏng.
- Không tự lột bỏ da trên vùng bị bỏng do có thể gây nhiễm trùng tại chỗ dẫn tới nhiễm trùng toàn thân.
- Sai lầm khi sơ cứu bỏng trong băng bó vết thương hay gặp là: Băng bó quá chặt, hoặc dụng cụ băng bó không đạt tiêu chuẩn, không sạch. Ngoài ra, tư thế nạn nhân khi băng bó cũng cần chú ý.
Trên đây là một vài sai lầm thường gặp khi sơ cứu bỏng nói chung. Những sai lầm này sẽ được hạn chế khi bạn nắm rõ quy trình sơ cứu từng loại bỏng như: Sơ cứu Bỏng nhiệt, Sơ cứu Bỏng hóa chất, Sơ cứu Bỏng điện, Sơ cứu Bỏng phóng xạ,…
[…] cứu khi bị bỏng nhiều người vẫn nghĩ là đơn giản và xem nhẹ. nhưng những sai lầm trong sơ cứu bỏng có thể gây bội nhiễm vết thương và để lại nhiều biến chứng. Vì vậy mỗi […]