RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CALCI – BỆNH DO RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CALCI
Rối loạn chuyển hóa calci là một trong những vấn đề hay gặp phải hiện nay, đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang ch con bú, hay ở người lớn tuổi. Vậy rối loạn chuyển hóa calci do đâu, và những bệnh do rối loạn chuyển hóa calci là gì?
Chưa có rối loạn chuyển hóa calci (bình thường)
– Calci là một chất có rất ít trong máu (0,1g/l) nhưng có vai trò rất lớn. Trong cơ thể, 99% calci tập trung trong xương và răng.
– Các yếu tố điều hòa calci máu: Từ Calci trong thức ăn, Vitamin D, nội tiết tuyến giáp và tuyến cận giáp…
+ Parahormon à hormon tuyến cận giáp. Có tác dụng lấy calci ở xương ra làm tăng calci máu. Nếu tuyến cận giáp suy làm giảm calci máu sẽ gây rối loạn thần kinh cơ.
+ Calcitonin là hormon do tế bào cận nang ở tuyến giáp tiết ra. Có tác dụng làm giảm calci máu (ức chế giải phóng calci từ xương). Thiếu calcitonin làm xương mất calci dẫn đến rỗ xương.

+ Vitamin D : tăng hấp thu calci ở tá tràng và dễ lắng đọng ở xương.
Những biểu hiện của rối loạn chuyển hóa calci.
Bệnh còi xương do rối loạn chuyển hóa calci
* Nguyên nhân gây bệnh còi xương :
– Do thiếu vitamin D : Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi và các trẻ đẻ non. Do độ tuổi này, hệ xương đang phát triển mạnh, thiếu Vitamin D sẽ dẫn đến còi xương.
– Thiếu ánh sáng mặt trời : Bình thường dưới da có sẵn vitamin D3. Dưới tác dụng của tia tử ngoại và ánh sáng mặt trời, các tiền vitamin D3 sẽ bị hoạt hóa từ tiền vitamin thành vitamin D. Khi ánh sáng không đủ sẽ dẫn đến không tổng hợp đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
– Do chế độ ăn : Ở trẻ ăn sữa hộp, ăn bột sớm hoàn toàn mà tỷ lệ calci và phospho không giống sữa mẹ. Làm cho bé hấp thu calci kém, dẫn đến có thể rối loạn chuyển hóa calci.
– Trẻ đẻ non, thiếu cân, nhiễm khuẩn cấp, ỉa chảy kéo dài… làm hấp thu vitamin D kém dẫn đến thiếu Calci.
* Hình thái bệnh còi xương
– Đại thể : các dấu hiệu bệnh còi xương chủ yếu xuất hiện ở xương.
+ Xương sọ :
Thóp trước rộng, mềm, chậm liền, có bướu trán đỉnh (dô).
Đầu to không tương xứng với mặt và cơ thể
+ Xương hàm : Răng mọc chậm và chậm thay răng sữa.
+ Lồng ngực : Có chuỗi hạt sườn, ngực nhô kiểu ngực gà hoặc có rãnh Philatop – Harrison (lõm lòng thuyền).

+ Các xương dài : Đầu xương bè to tạo nên dấu hiệu vòng cổ tay, chân. Thân xương cong, mất cân xứng. Chân vòng kiềng hoặc choãi ra kiểu chữ X.
+ Cột sống có thể gù hoặc vẹo.
+ Xương chậu : Biến dạng. Hẹp đường kính trước sau hoặc lệch xương chậu. Khi trưởng thành, dáng đi không cân đối. Và nếu ở phụ nữ, gây cản trở sinh con theo đường dưới.
– Vi thể : Tổn thương rõ nhất ở sụn nối.
Thấy tế bào xương trong ổ sụn nhưng không đều, không sắp xếp song song với nhau.
Ở đây, vừa có sự tăng cường tiêu hủy chất căn bản, vừa có rối loạn trong việc đắp thêm xương vào xung quanh tế bào xương. Do đó, chất căn bản do xương tạo ra rất khó nhiễm calci. Vì vậy, mô mới tạo ra gọi là mô dạng xương.
– Lâm sàng của bệnh còi xương : Ngoài biểu hiện ở xương, còn thấy biểu hiện tổn thương ở thần kinh, cơ, dây chằng, máu,…
+ Ở thần kinh (dưới 3 tuổi) : trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên, hay giật mình, rối loạn thần kinh thực vật, hay vã mồ hôi…
+ Ở cơ và dây chằng : Giảm trương lực cơ, dây chằng lỏng lẻo, mông teo tóp.
+ Toàn thân : Chậm biết ngồi, chậm biết đi, thiếu máu.
– Điều trị bệnh còi xương do rối loạn chuyển hóa calci. : tắm nắng hợp lý, sử dụng vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh mềm xương do rối loạn chuyển hóa calci
Bệnh mềm xương là bệnh thường gặp ở người già, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
– Biểu hiện bệnh mềm xương: Chất Calci ít lắng đọng ở mô xương làm cho xương trở nên mềm , xốp, không cứng và dễ gẫy. Trên đại thể, không có gì đặc biệt.
– Nguyên nhân dẫn tới bệnh mềm xương :
+ Do cung cấp không đủ calci cho cơ thể mà nhu cầu đang tăng (Cho thai, vào sữa để bé phát triển, hoặc người già hấp thu kém…).
+ Do rối loạn nội tiết : Tuyến giáp, tuyến cận giáp… Dẫn đến rối loạn chuyển hóa Calci.
Bệnh cường tuyến cận giáp
* Nhiệm vụ : tuyến cận giáp tiết ra hormon huy động calci từ xương ra máu.

* Nguyên nhân bệnh cường tuyến cận giáp do rối loạn chuyển hóa calci:
– Tiên phát : có thể là u lành tuyến cận giáp hoặc ung thư chế tiết của tuyến cận giáp. U tuyến này gây chế tiết ra nhiều hormon huy động calci từ xương ra máu. Dẫn đến vừa làm tăng calci máu, vừa dễ tạo sỏi ở các phủ tạng.
– Thứ phát : Cường tuyến cận giáp đến sau suy thận, viêm thận… Các bệnh lý làm rối loạn tiết phosphat và calci, gây ra tình trạng kiềm máu. Khi calci máu giảm và calci niệu tăng, sẽ kích thích tuyến cận giáp, tăng hoạt động của hủy cốt bào, làm xương mất calci.
* Giải phẫu bệnh bệnh cường tuyến cận giáp:
– Đại thể : Tuyến cận giáp phát triển mạnh và to ra tùy thuộc tình trạng u (lành hay ác tính). Các tạng rống như ống mật, niệu quản,…dễ tạo sỏi.
– Vi thể :
+ Mô cận giáp quá sản mạnh nhưng tế bào vẫn lành tính.
+ Xương : Bè xương nhỏ, tăng hoạt động của hủy cốt bào. Xương kém nhiễm calci gây mềm xương và dễ gẫy. Ngoài ra thấy xơ phát triển mạnh trong mô xương.
Bệnh rối loạn chức năng tiền đình và rối loạn chuyển hoá calci thì cần uống thuốc gì và ăn gì vậy ạ