HIỂU ĐÚNG VỀ TRUYỀN DỊCH, QUAN NIỆM SAI VỀ TRUYỀN DỊCH
HIỂU ĐÚNG VỀ TRUYỀN DỊCH là cách để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và người thân.
Những năm gần đây, xuất hiện hiện tượng phụ huynh “đòi” truyền dịch cho con. Ai vào viện cũng đòi truyền dịch!. Điều này xuất phát từ những quan niệm sai lầm về truyền dịch của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp ta hiểu đúng về truyền dịch và tránh lạm dụng việc truyền dịch.
Tầm quan trọng của việc hiểu đúng về truyền dịch
Tình trạng truyền dịch đặc biệt phổ biến ở nông thôn, thị trấn…Nơi kiến thức về chăm sóc sức khỏe của người dân còn hạn chế. Việc giám sát hành nghề y dược tư nhân còn lỏng lẻo.
Những người đòi hỏi được truyền dịch thường chưa hiểu đúng về truyền dịch. Họ cho rằng dịch truyền là chất “bổ”. Nên cứ thấy mệt là muốn bổ sung. Họ không biết rằng các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt. Và chỉ được dùng khi bác sĩ khám và kê đơn. Rất nhiều loại bệnh chống chỉ định với việc truyền dịch.
“Chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh rằng truyền dịch cho trẻ bị sốt virus sẽ làm hạ nhiệt. Nhưng không hiểu từ nguồn thông tin nào mà hiện nay, có rất nhiều phụ huynh cho rằng, con bị sốt thì phải truyền dịch mới tốt.

Nhiều phụ huynh đã chủ động “xin” truyền dịch cho con dù không có chỉ định.Thậm chí còn gây sức ép với bác sĩ. Khi bác sĩ giải thích rằng không nên truyền dịch đối với trẻ bị sốt virus, có người còn phản ứng lại. Họ phản ứng bằng cách lẳng lặng bế con đi nơi khác điều trị. Điều đáng lo ngại là quan niệm sai lầm về truyền dịch này dường như đang trở thành “căn bệnh tâm lý” của không ít phụ huynh.Rất nhiều người chưa thực sự hiểu đúng về truyền dịch.
Rất nhiều người dân chưa hiểu đúng về việc truyền dịch.
Khi hỏi một số bà mẹ, câu cửa miệng của nhiều người là truyền dịch cho trẻ bị sốt sẽ “làm mát”, “giải nhiệt, bù nước”… Hay đơn giản chỉ “bồi bổ cơ thể” cho trẻ và “không có hại gì”. Loại dịch truyền được các bà mẹ rỉ tai nhau là dung dịch đường muối. Và dung dịch tổng hợp chất điện giải như Glucose 5%, 10%, Lactate Ringer…
Hậu quả của việc chưa hiểu đúng về truyền dịch là vừa “làm khổ” trẻ vừa gây hậu quả khó lường.
Tiến sĩ Dũng đưa ra một so sánh dễ với tỷ lệ 5g đường/100ml dung dịch thì việc truyền cho trẻ một chai Glucose 5% cũng chỉ tương đương với việc cho trẻ uống gần 1 thìa đường. Tương tự, truyền một chai dung dịch muối 9% chỉ như uống một bát canh nhạt. Truyền một chai Lactate Ringer chưa bằng uống một gói oresol… Trẻ sốt virus có thể được chỉ định truyền dịch khi có biểu hiện nôn, tiêu chảy… Dẫn tới cơ thể không bù được các chất điện giải qua đường ăn uống.
Tác hại của việc chưa hiểu đúng về truyền dịch
Ngược lại, nếu trẻ không có các biểu hiện trên thì việc bồi dưỡng cho trẻ qua đường ăn uống vừa đơn giản, khoa học và hiệu quả hơn nhiều. Bắt trẻ phải truyền dịch vừa không có tác dụng gì, vừa “làm khổ” trẻ. Hơn thế trẻ còn có thể bị tác dụng phụ như sốc dịch và lây nhiễm bệnh nguy hiểm. Như viêm gan, HIV/AIDS… do tiêm truyền. Thậm chí, trẻ truyền dịch ở nhà nếu không xử lý kịp thời các biến chứng có thể gây tử vong. Tác hại của việc truyền dịch không đúng là vô cùng nặng nề.
Nguy hiểm hơn, tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai đã có những trường hợp bệnh nhi “được” truyền dịch 2-3 ngày không đỡ sốt. Cha mẹ đưa trẻ tới bệnh viện mới phát hiện các cháu bị viêm phổi, viêm màng não… Trẻ bị viêm phổi vốn không chịu nước và thường không được truyền dịch. Trẻ viêm não truyền dịch có thể làm tăng phù não… Việc truyền dịch đối với các bệnh này vừa sai thuốc, có hại về mặt bệnh lý. Lại vừa gây phức tạp cho điều trị sau đó.

Theo tiến sĩ Dũng, mọi người cần loại bỏ ngay quan niệm sai lầm là truyền dịch cho trẻ bị sốt virus.
Thông thường, trẻ chỉ sốt khoảng 3-5 ngày là khỏi bệnh và không cần phải điều trị nội trú. Hiện chưa có thuốc đặc trị cho sốt virus mà bệnh thường tự khỏi. Sốt virus là bệnh đơn giản, không để lại biến chứng. Bệnh được chẩn đoán loại trừ (không phải chẩn đoán xác định). Vì thế, sau khi thăm khám, trẻ cần phải được theo dõi thêm. Đề phòng trẻ bị các bệnh viêm não, viêm màng não… Nếu trẻ có dấu hiệu khác thường nào phải đưa ngay trẻ tới bệnh viện.
1 số ví dụ thực tế của việc tự ý truyền dịch:
Chị T.T.H xã Ea Noul (huyện Buôn Đôn) – Tác hại của việc chưa hiểu đúng về truyền dịch.
Chị H bị cảm cúm, nhức đầu nên người mệt mỏi, chán ăn, khó chịu. Sau khi uống thuốc cảm, chị H đã đỡ đau đầu hơn… Nhưng khi thấy trong người vẫn chưa khỏe hẳn, lại có người mách truyền nước sẽ rất tốt nên chị đến quầy dược để truyền nước hoa quả cho nhanh khỏe.
Truyền hết một chai vẫn thấy bình thường, chị truyền chai thứ 2… Nhưng khi truyền được gần nửa chai dịch thứ 2, chị cảm thấy đầu choáng váng, nôn ói. Rồi lên cơn rét run, tay chân cứng đờ, không nói được nữa.
Cô dược tá vội vàng gọi xe đưa chị vào viện để cấp cứu. Bác sĩ cho biết chị bị sốc phản vệ do truyền dịch. Nếu chậm trong giây lát có thể sẽ không giữ được tính mạng. Đây là một trong những ví dụ điển hình về việc người dân chưa hiểu đúng về truyền dịch. Rất may là hậu quả đáng tiếc chưa xảy ra.
Bà N.T. H 72 tuổi (Hoàng Mai, Hà Nội) – tác hại của việc chưa hiểu đúng về truyền dịch.
Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nên khi thay đổi thời tiết bà H lại bị: hắt hơi, xổ mũi, đau mình mẩy. Ngoài ra, người mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên… Bà mời bác sỹ về nhà để “truyền đạm”.
Khi gặp bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn khuyên bà nên vào viện khám. Sau đó làm các xét nghiệm rồi truyền theo chỉ định của bác sỹ. Lý do là vì bà tuổi đã cao khi truyền dễ gây biến chứng… Nhưng bà H tỏ ý không bằng lòng…Chỉ đến khi người hàng xóm bằng tuổi bà bị “sốc” khi mời bác sỹ đến truyền tại nhà bà mới biết “sợ” vì hậu quả của nó quá nguy hiểm.
[…] @ Liệu pháp truyền dịch. # Prednisolut 5mg/kg, tiêm tĩnh mạch. # DCA (Desoxycorticosteron acetat) 2-5mg, tiêm bắp. # Heparin : khi có biểu hiện đông máu nội quản 100 đơn vị/kg/lần, tiêm tĩnh mạch, cách nhau 4-6 giờ. […]