Điều mà bạn biết về chết đuối (đuối nước) có thực sự đúng?
Điều mà bạn đã biết về chết đuối (đuối nước) liệu có thực sự đúng?
Chúng ta thường thấy trong phim ảnh có những người đang đắm mình trong nước. Họ kêu la để được giúp đỡ và cũng đấu tranh, vùng vẫy trong nước. Và rất nhiều người cho rằng đây là những gì trông giống chết đuối (đuối nước). Tuy nhiên, điều đó có thực sự đúng hay không?
Theo tổ chức y tế thế giới: Chết đuối (hay đuối nước) được định nghĩa là quá trình bị ngạt khi ở trong chất lỏng.
Nói chung, trong giai đoạn đầu của quá trình chết đuối, rất ít nước đi vào phổi. Một lượng nhỏ nước xâm nhập vào khí quản gây ra một cơn co thắt cơ. Dẫn đến chặn đường hô hấp và ngăn không cho cả không khí lẫn nước đi vào khí quản. Quá trình tiếp diễn cho đến khi người đó bất tỉnh.
Điều này có nghĩa là một người chết đuối không thể kêu la hoặc kêu gọi sự giúp đỡ. Họ không thể tìm kiếm sự chú ý, vì họ không có đủ không khí. Và với mắt người chưa được đào tạo có thể trông giống hành vi khá an toàn bình tĩnh. Hầu như chỉ những người được huấn luyện mới nhận ra những dấu hiệu đuối nước này.

Phản ứng chết đuối bản năng là tập hợp cuối cùng của phản xạ tự chủ trong 20–60 giây trước khi chìm dưới nước. Nếu quá trình này không bị gián đoạn, việc mất ý thức do thiếu oxy được tiếp theo nhanh chóng bằng việc ngừng tim. Ở giai đoạn này, quá trình này vẫn có thể đảo ngược bằng cách cứu hộ nhanh chóng và hiệu quả kèm sơ cứu. Tỷ lệ sống phụ thuộc mạnh vào thời gian bị ngập.
Thời gian dài trước đây, chúng ta cho rằng, điều đầu tiên cần làm khi sơ cứu người đuối nước là hút nước ra khỏi nạn nhân. Vì vậy họ vác nạn nhân trên vai chạy, hoặc dốc ngược hay ấn bụng nạn nhân.
Tuy nhiên, khi bị đuối nước, hồi sức cấp cứu bằng cách ấn bụng trên có thể tạo ra nguy cơ các chất nôn ra bị trào ngược và kết tủa, hút lại vào bên trong dạ dày. Và có thể làm chậm hoặc làm phức
tạp cho việc thực hiện hồi sức tim phổi hiệu quả. Cố gắng rút nước từ đường thở bằng cách ép bụng là không cần thiết và có thể gây nguy hiểm.

Nghiên cứu cho thấy không cần thiết hút nước đã bị uống phải ra khỏi đường thở của họ. Phần lớn người bị đuối nước hít vào phổi 1 lượng nước nhỏ. Và nước nhanh chóng bị hấp thụ bởi hệ tuần hoàn trung ương. Do vậy, nước không phải vật cản làm nghẹt khí quản. Thao tác loại bỏ vật cản chỉ được áp dụng khi đường thở bị cản do dị vật cứng.
Tìm hiểu thêm về cách sơ cứu người bị đuối nước TẠI ĐÂY.