Chuyên ngành Nhi khoa 

XUẤT HUYẾT NÃO MÀNG NÃO Ở TRẺ EM

>XUẤT HUYẾT NÃO MÀNG NÃO Ở TRẺ EM

Xuất huyết não màng não hay chảy máu trong sọ là bệnh xảy ra do vỡ bất kỳ mạch máu nào trong sọ.

Xuất huyết não màng não là một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng thần kinh nặng nề, nhất là ở trẻ đẻ non.

  1. Vị trí xuất huyết trong xuất huyết não màng não.

Trong xuất huyết não màng não, có 5 vị trí xuất huyết:

– Chảy máu ngoài màng cứng: Ổ chảy máu ở giữa xương và màng cứng. Thường do chấn thương sọ, vỡ đọng mạch hoặc tĩnh mạch não giữa, sang chấn sản khoa.

– Tụ máu dưới màng cứng: Ổ chảy máu ở giữa màng cứng và lá thành màng nhện. Thường do vỡ tĩnh mạch đổ vào xoang tĩnh mạch, hoặc các tĩnh mạch ở lều tiểu não.

– Chảy máu khoang dưới màng nhện: Đây là vị trí chảy máu hay gặp nhất ở trẻ dưới 3 tháng. Bệnh gây triệu chứng lâm sàng rầm rộ, điển hình. Máu chảy lan tỏa trong khoang giữa 2 lá của màng nhện.

Xuất huyết não màng não
Xuất huyết não màng não

– Chảy máu trong não thất: Do vỡ mạch máu đám rối mạch mạc.

– Chảy máu trong nhu mô não.

Do màng não và các khoang không có ranh giới rõ rệt, nên khi xuất huyết khó phân biệt chảy máu màng não hay trong chất não nên gọi chung là xuất huyết não màng não.

 

  1. Nguyên nhân gây xuất huyết não màng não.

* Nguyên nhân gây xuất huyết não màng não ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi.

– Xuất huyết não màng não sớm

+ Đẻ khó do mẹ: khung chậu hẹp, chuyển dạ kéo dài, vỡ ối sớm, can thiệp thủ thuật.

+ Đẻ khó do con: Đa thai, thai to, dây rau quấn cổ, thai già tháng.

+ Cơ địa: Đẻ non, đẻ quá nhanh, dị tật bẩm sinh,..

+ Nguyên nhân do hệ thống mao mạch thành mỏng kém bền vững dễ bị tăng tính thấm.

+ Do hệ thống đông máu chưa phát triển đầy đủ.

 

– Xuất huyết não màng não muộn

+ Do thiếu Vitamin K: Do vi khuẩn đường ruột tổng hợp kém. Do sữa mẹ nghèo Vitamin K.

Xuất huyết não màng não
Vai trò Vitamin K với quá trình đông máu

+ Giảm tỷ lệ Prothrombin: Trong giai đoạn sơ sinh do chức năng gan chưa trưởng thành và do thiếu Vitamin K. Tỷ lệ prothrombin có thể giảm chỉ còn 20 – 40%.

+ Xuất huyết não màng não do cấu trúc mạch máu mỏng chưa bền vững: trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm toan nặng…gây giảm sức bền thành mạch như bệnh viêm ruột, viêm phổi, nhiễm trùng huyết,…

+ Các bệnh máu: Hemophilia A, B, các bệnh giảm về chất lượng hoặc số lượng tiểu cầu, bệnh bạch cầu cấp, thiếu Vitamin C,…

+ Bệnh lý gan mật: Viêm gan virus, tắc mật bẩm sinh.

 

* Nguyên nhân gây xuất huyết não màng não ở trẻ trên 3 tháng.

– Dị dạng mạch máu. Trong đó vỡ phình mạch chiếm 80% xuất huyết não màng não ở trẻ em.

– Chấn thương sọ não.

– Do các chất chống đông lưu hành trong máu.

– Xuất huyết não màng não do các bệnh về máu: Viêm mao mạch dị ứng, thiếu Vitamin C, bệnh Hemophilia A, B, giảm số lượng, chất lượng tiểu cầu, giảm phức bộ prothrombin trong máu.

– Bệnh lý gan mật: Viêm gan, suy gan, tắc mật.

– Một số bệnh lý khác: Viêm thận, suy thận, dị dạng mạch máu thận, nhiễm trùng, ngộ độc.

 

  1. Triệu chứng lâm sàng của xuất huyết não màng não.

* Triệu chứng lâm sàng của xuất huyết não màng não ở trẻ dưới 3 tháng.

– Xuất huyết não màng não sớm:

+ Bệnh xảy ra ngay trong khi đẻ hoặc ngày đầu sau đẻ ở những trẻ đẻ khó.

+ Trẻ đẻ ra trong tình trạng ngạt trắng hoặc ngạt tím.

+ Rối loạn hô hấp, tuần hoàn:

. Thở yếu, thở rên, thở không đều, có những cơn ngừng thở.

. Tim đập yếu, rời rạc.

+ Giảm trương lực cơ, vận động yếu ớt hoặc nằm bất động.

Phần lớn trẻ xuất huyết não màng não sớm thường tử vong hoặc sống sót với những di chứng nặng nề.

 

– Xuất huyết não màng não muộn.

Bệnh thường xảy ra vào ngày 2 – 3 hoặc 45 – 60 sau khi đẻ.

  • Trường hợp nặng điển hình:

Bệnh thường xảy ra đột ngột, cấp tính: Trẻ khóc thét, bỏ bú, nôn trớ, da xanh, sau đó là các triệu chứng thần kinh.

Biểu hiện thần kinh ở trẻ xuất huyết não màng não:

+ Trẻ vật vã, quấy khóc hoặc khóc ren, li bì, khó đánh thức.

+ Nôn trớ.

+ Co gật toàn thân hoặc cục bộ.

+ Thóp phồng, có thể giãn các khớp sọ.

Xuất huyết não màng não
Thóp phồng trong xuất huyết não màng não

+ Giảm trương lực cơ, cổ mềm.

+ Có thể có dấu hiệu thần kinh khu trú: Lác mắt, sụp mi, co giãn đồng tử, liệt chi, liệt nửa người.

Hội chứng thiếu máu cấp.

+ Da xanh niêm mạc nhợt.

+ Lòng bàn tay nhợt.

+ Nhịp tim nhanh hoặc chậm hoặc không đều.

Xuất huyết ở những nơi khác.

+ Xuất huyết dưới da, xuất huyết tại nơi tiêm.

+ Xuất huyết tiêu hóa: Phân đen, nôn ra máu.

Các biểu hiện khác ở xuất huyết não màng não muộn:

+ Rối loạn hô hấp: Thở nhanh hoặc thở chậm, không đều, nặng có thể có những cơn ngừng thở.

+ Rối loạn tuần hoàn: nhịp tim không đều, có thể nhanh hoặc chậm.

+ Rối loạn điều hòa thân nhiệt.

+ Nhiễm khuẩn hô hấp: Trẻ dễ bị viêm phổi.

  • Trường hợp nhẹ không điển hình: Thường khó chẩn đoán. Phải thăm khám kỹ kết hợp với các biện pháp thăm dò để chẩn đoán bệnh.

 

* Triệu chứng lâm sàng của xuất huyết não màng não ở trẻ trên 3 tháng.

– Bệnh hay gặp ở trẻ trên 10 tuổi.

– Bệnh thường xảy ra đột ngột, cấp tính nhưng cũng có khi từ từ.

– Đau đầu dữ dội, có thể đau tăng lên thành cơn khi thay đổi tư thế hoặc khi có ánh sáng, tiếng động mạnh. Đau thường lan khắp đầu.

– Rối loạn ý thức, bán mê, hôn mê.

– Bệnh diễn biến rất nhanh nếu xuất huyết ồ ạt.

– Liệt nửa người, liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não.

– Rối loạn thần kinh thực vật: Sốt, rối loạn nhịp thởm xuất tiết nhiều đờm dãi.

– Soi đáy mắt: có thể thấy xuất huyết quanh võng mạc.

– Ngoài ra còn có các triệu chứng của bệnh chính gây ra xuất huyết não màng não như:

+ Xơ gan, suy thận…

+ Bệnh Hemophilia, xuất huyết giảm tiểu cầu.

+ Dị dạng mạch máu não bẩm sinh.

 

  1. Triệu chứng cận lâm sàng của xuất huyết não màng não ở trẻ.

  • Xét nhiệm máu:

– Hồng cầu, huyết sắc tố giảm từ nhẹ đến nặng.

– Bạch cầu ít thay đổi.

– Máu đông máu chảy kéo dài.

– Tỷ lệ prothrombin giảm, có khi rất nặng chỉ còn dưới 10%.

  • Chọc dịch não tủy:

– Áp lực dịch não tủy trong xuất huyết não màng não tăng. Thường chảy thành tia.

– Màu sắc có thể gặp:

+ Màu đỏ hoặc hồng, để 30 phút không đông.

+ Màu vàng hoặc vàng sẫm: Xét nghiệm thấy có hồng cầu hoặc thực bào Hemoxiderin do xuất huyết trước đó 1 -2 ngày.

+ Màu trong khi xuất huyết vi thể hoặc chảy máu trong nhu mô não, trên lều tiểu não hoặc ngoài màng cứng.

  • Các xét nghiệm khác:

– Siêu âm qua thóp.

– Chụp cắt lớp vi tính.

– Cộng hưởng từ.

Các xét nghiệm này cho phép chẩn đoán vị trí xuất huyết, khối máu tụ, dị dạng mạch máu, giãn não thất.

 

  1. Chẩn đoán xuất huyết não màng não.

* Chẩn đoán xác định bệnh xuất huyết não màng não.

– Dựa vào triệu chứng lâm sàng.

+ Có hội chứng màng não cấp.

+ Có hội chứng mất máu cấp.

+ Có triệu chứng của bệnh gây ra xuất huyết não màng não.

– Dựa vào các xét nghiệm.

+ Chọc dịch não tủy màu đỏ, để 30 phút không đông.

+ Chụp cắt lớp vi tính phát hiện vị trí xuất huyết.

+ Xét nghiệm máu: Hồng cầu, Hb giảm, máu đông máu chảy kéo dài.

 

* Chẩn đoán phân biệt xuất huyết não màng não.

– Khác với xuất huyết não màng não ở hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc (+).

– Chọc dịch não tủy giúp chẩn đoán quyết định.

 

  • Với động kinh ở trẻ em.

– Trẻ vào viện vì lý do co giật. Cơn co giật có tính chất định hình. Sau cơn co giật trẻ ngủ thường kèm theo vãi đái, vãi ỉa.

– Hội chứng thiếu máu (-).

– Hội chứng màng não (-).

– Điện não đồ: Có sóng động kinh.

 

  • Tetani trẻ nhỏ.

– Co giật toàn thân từng cơn ngắn.

– Hội chứng thiếu máu (-).

– Hội chứng màng não (-).

– Điện giải đồ Ca++ giảm.

 

– Bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng.

– Hội chứng suy hô hấp (+): Thở nhanh, rút lõm lòng ngực, rối loạn nhịp thở, tím,…

– Phổi có ran ẩm to nhỏ hạt.

– Hội chứng thiếu máu (-).

– Hội chứng màng não (-).

 

  1. Điều trị xuất huyết não màng não.

– Đặt trẻ ở nơi yên tĩnh, đầu hơi thấp, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông, đảm bảo dinh dưỡng bằng sữa mẹ.

– Chống chảy máu và chống thiếu máu:

+ Truyền máu tươi 10 – 20 ml/kg: Để cung cấp yếu tố đông máu, chống thiếu máu và chống sốc do mất máu.

+ Cho vitamin K 5mg/ngày, tiêm bắp trong 3 ngày.

– Điều trị các triệu chứng khác:

+ Chống co giật:

Phenolbarbital 5mg/kg tiêm bắp.

Hoặc Seduxen 0,2 – 0,5mg/kg/lần thụt hậu môn.

+ Chống phù não: Manitol 20% liều 1g/kg/lần truyền tĩnh mạch.

+ Chống rối loạn thân nhiệt.

+ Chống nhiễm khuẩn: Penicilin 100.000 đv/kg/24 giờ, tiêm bắp.

– Phẫu thuật: Các trường hợp xuất huyết ngoài hoặc dưới màng cứng có thể mổ thắt vỡ mạch, lấy máu tụ và dẫn lưu.

 

  1. Tiến triển và biến chứng của xuất huyết não màng não.

* Tiến triển:

Trường hợp xuất huyết não màng não nhẹ, không điển hình thậm chí có thể bỏ sót: Bệnh tự ổn định và khỏi. Nhưng có thể để lại di chứng thần kinh sau này.

Trường hợp xuất huyết não màng não nặng: Rối loạn hô hấp, tuần hoàn, co giật nặng dẫn đến tử vong.

* Di chứng:

– Chậm phát triển tinh thần.

– Động kinh.

– Teo não chồng khớp sọ.

– Não úng thủy.

– Liệt nửa người.

 

  1. Phòng bệnh.

– Phòng đẻ non đẻ khó: Thực hiện khám thai định kỳ, nhất là 3 tháng cuối để phát hiện và xử trí kịp thời những trường hợp có nguy cơ.

– Thực hiện nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

– Tiêm vitamin K: Cho tất cả trẻ tiêm bắp Vitamin K 1mg ngày đầu sau đẻ.

– Điều trị tốt bệnh gây rối loạn đông cầm máu: Các bệnh gan mật, bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc nặng,…

– Truyền thông giáo dục sức khỏe: Tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng biết được tác hại của bệnh xuất huyết não màng não ở trẻ em và biết cách phòng bệnh.

 

 

Related posts

Leave a Comment