Chu kỳ kinh nguyệtChuyên ngành Giới Tính Sản phụ khoa 

CHU KỲ KINH NGUYỆT, SINH LÝ CHU KỲ KINH NGUYỆT

Chu kỳ kinh nguyệt có thể chia thành 2 phần: Chu kỳ buồng trứng và chu kỳ tử cung…

Kinh nguyệt là gì?:

Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu có nguồn gốc từ tử cung và lặp đi lặp lại hàng tháng. Lượng kinh không đều và thay đổi từng tháng và từng người. Nhưng thường là 5 – 25 ml.

Kinh nguyệt là gì
Kinh nguyệt là gì? – Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt

Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, các hormon tiết ra có tính chu kỳ, trật tự. Song song với sự tiết hormon này, niêm mạc tử cung tăng sinh nhằm chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi.

Chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt có thể chia thành 2 phần: Chu kỳ buồng trứng và chu kỳ tử cung.

Chu kỳ buồng trứng của chu kỳ kinh nguyệt được phân thành giai đoạn nang noãn và giai đoạn hoàng thể. Chu kỳ tử cung của chu kỳ kinh nguyệt được phân chia thành giai đoạn tăng sinh và giai đoạn chế tiết và hành kinh.

* Chu kỳ buồng trứng của chu kỳ kinh nguyệt.

– Giai đoạn nang noãn.

Cơ chế điều hòa ngược của hormon thúc đẩy sự phát triển có tính trật tự của một nang noãn vượt trội. Nang này trưởng thành vào giữa chu kỳ kinh nguyệt và chuẩn bị cho sự phóng noãn.

Thời gian trung bình của giai đoạn nang noãn là 10 – 14 ngày. Sự thay đổi của thời gian giai đoạn nang noãn chịu trách nhiệm cho hầu hết những thay đổi trong toàn bộ chu kỳ.

– Giai đoạn hoàng thể.

Tính từ lúc phóng noãn đến lúc bắt đầu hành kinh. Giai đoạn này kéo dài trung bình khoảng 14 ngày.

>> Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt.

* Chu kỳ tử cung của chu kỳ kinh nguyệt.

– Giai đoạn tăng sinh.

Sau khi hành kinh, màng rụng đáy gồm các tuyến nguyên thủy và mô đệm ít, đặc nằm sát cơ tử cung.

Giai đoạn tăng sinh đặc trưng bởi sự nguyên phân liên tục của màng rụng chức năng, tương ứng với sự tăng nồng độ estrogen trong tuần hoàn.

Lúc bắt đầu giai đoạn tăng sinh, niêm mạc tử cung tương đối mỏng. Sự thay đổi rõ nét trong giai đoạn này là sự phát triển của các tuyến nội mạc (ban đầu thẳng, hẹp) và ngăn thành các cấu trúc dài hơn và cuộn xoắn.

– Giai đoạn chế tiết và hành kinh.

Trong một chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày điển hình, sự phóng noãn xảy ra vào ngày thứ 14.

Trong vòng 48 – 72 giờ sau phóng noãn, sự khởi phát chế tiết progesteron tạo nên sự thay đổi biểu hiện mô học của niêm mạc tử cung sang giai đoạn chế tiết.

Giai đoạn chế tiết đặc trưng bởi ảnh hưởng của progesteron cùng với estrogen tác động lên tế bào.

Ngày 6 – 7 sau phóng noãn, hoạt động chế tiết các tuyến đạt cực đại. Và nội mạc đã được chuẩn bị tối ưu cho sự làm tổ của phôi.

Cùng với sự tăng phù nề mô đệm tối đa vào cuối pha chế tiết, các động mạch xoắn có thể nhìn thấy rõ ràng rồi dài dần ra và cuộn lại.

Khoảng ngày 2 trước khi hành kinh, có sự gia tăng đáng kể lượng lymphocyte đa nhân di chuyển vào từ hệ thống mạch máu. Sự xâm nhập bạch cầu báo trước sự suy sụp của mô đệm niêm mạc và khởi phát quá trình hành kinh.

Khi không có sự làm tổ của phôi:

Sự chế tiết của các tuyến ngừng lại và xảy ra sự phá vỡ không đều lớp màng rụng chức năng. Kết quả làm bong lớp niêm mạc này gây hành kinh.

Sự thoái hóa của hoàng thể và tụt giảm đột ngột các sản phẩm chế tiết estrogen và progesteron là nguyên nhân gây bong niêm mạc.

Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài  21 – 35 ngày. Thời gian hành kinh 2 – 6 ngày. Và lượng máu mất trung bình 20 – 60ml.

Kinh nguyệt là gì
Chu kỳ kinh nguyệt – sinh lý chu kỳ kinh nguyệt

Những thay đổi của hormon trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Lúc bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, lượng hormon sinh dục đang giảm thấp từ cuối giai đoạn hoàng thể của chu kỳ trước.

– Với sự thoái hóa của hoàng thể, FSH bắt đầu tăng. Một đoàn hệ nang noãn đang phát triển được tuyển chọn. Mỗi nang này tiết ra estrogen khi chúng phát triển trong giai đoạn nang noãn. Chính estrogen kích thích niêm mạc tử cung tăng trưởng.

– Lượng estrogen đang tăng tạo nên cơ chế điều hòa ngược âm tính lên sự tiết FSH của tuyến yên. FSH bắt đầu giảm vào giữa giai đoạn nang noãn. Trái lại, LH được kích thích bởi estrogen được tiết ra trong suốt giai đoạn nang noãn.

thay đổi của hormon trong chu kỳ kinh nguyệt.
Thay đổi của hormon trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Cuối giai đoạn nang noãn, trước khi rụng trứng, các thụ thể của LH hiện diện ở lớp tế bào hạt điều chỉnh sự tiết progesteron.

– Đỉnh của LH xuất hiện sau một mức độ kích thích vừa đủ của estrogen. Đây là nguyên nhân cơ bản của sự phóng noãn. Sự phóng noãn là mốc cho phép chuyển tiếp từ giai đoạn nang noãn sang giai đoạn hoàng thể.

– Lượng estrogen bắt đầu giảm ngay trước phóng noãn, tiếp tục giảm trong giai đoạn hoàng thể sớm. Cho đến giữa giai đoạn hoàng thể, estrogen bắt đầu tăng trở lại do hoàng thể tiết ra.

– Lượng progesteron tăng nhanh chóng sau phóng noãn và có thể xem như là một dấu hiệu của sự phóng noãn.

Cả estrogen và progesteron vẫn còn tăng trong thời gian tồn tại của hoàng thể. Sau đó, hàm lượng của chúng giảm xuống khi hoàng thể thoái hóa. Vì thể tạo ra một giai đoạn cho chu kỳ tiếp theo.

Related posts

2 Thoughts to “CHU KỲ KINH NGUYỆT, SINH LÝ CHU KỲ KINH NGUYỆT”

  1. […] kê cho thấy, những câu hỏi sau đây là những câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt […]

  2. […] khoảng thời gian cố định từ lúc phóng noãn đến ngày có kinh đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp khoảng 14 ngày. Trong đường sinh dục nữ, tinh trùng sống được 2-3 […]

Leave a Comment