Chuyên ngành Mẹ Và Bé Sản phụ khoa 

CHẨN ĐOÁN CÓ THAI, CÁC DẤU HIỆU CÓ THAI – Sản Khoa

>>Chẩn đoán có thai sớm sẽ giúp chăm sóc thai nghén sớm hoặc chấm dứt thai nghén sớm để tránh những nguy cơ khi thai nhi ngày một phát triển.

CHẨN ĐOÁN CÓ THAI – CÁC DẤU HIỆU CÓ THAI

Khi có thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi sinh lý. Đó là những thay đổi về hình thức bên ngoài cũng như các cơ quan, thể dịch trong cơ thể.

Chần đoán có thai tương đối đơn giản khi mà người phụ nữ đã có nghi ngờ trước khi đi khám. Nhưng trong nhiều trường hợp, chẩn đoán khó khăn hơn và phải dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng mới tránh khỏi nhầm lẫn giữa có thai và một số tình trạng khác.

Đôi khi, người phụ nữ cũng không nói cho nhân viên y tế biết về nghi ngờ của họ đối với tình trạng có thai.

Chẩn đoán có thai sớm là cần thiết. Trong một số trường hợp, chẩn đoán có thai trở nên quan trọng đối với cuộc sống của người phụ nữ và người thân của họ.

Chẩn đoán có thai sớm sẽ giúp chăm sóc thai nghén sớm hoặc chấm dứt thai nghén sớm để tránh những nguy cơ khi thai nhi ngày một phát triển.

Những dấu hiệu và triệu chứng sau có thể cho phép hướng đến chẩn đoán có thai:

– Dấu hiệu hướng tới có thai.

– Dấu hiệu có thể có thai.

– Dấu hiệu chắc chắn có thai.

Chần đoán có thai – Dấu hiệu hướng tới có thai.

Bao gồm những triệu chứng chủ quan của người mẹ.

  1. Dấu hiệu tắt kinh giúp chẩn đoán có thai sớm.

– Tắt kinh thường xuất hiện khi có thai. Tuy nhiên, cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắt kinh

– Tắt kinh là dấu hiệu tương đối đáng tin cậy để chẩn đoán có thai ở những phụ nữ khỏa mạnh, có tiền sử kinh nguyệt đều, không đang cho con bú hoặc không đang sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormon.

– Có rất nhiều chẩn đoán phân biệt khi bị tắt kinh. Phụ nữ có thể bị tắt kinh trong trường hợp thay đổi hormon do thay đổi về cân nặng, sang chấn tâm lý, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý tuyến giáp hoặc có thể ít gặp hơn là u tuyến chế tiết hormon.

– Ngày đầu của chu kỳ kinh cuối được sử dụng để xác định tuổi thai và dự kiến ngày sinh.

  1. Các triệu chứng sớm chẩn đoán có thai.

Thường xuất hiện vào tháng thứ nhất và biến mất hoặc giảm đi vào các tháng tiếp theo. Những triệu chứng thường gặp này cũng có thể xuất hiện ở một số tình trạng sức khỏe khác.

* Triệu chứng về tiêu hóa giúp chẩn đoán có thai.

Buồn nôn và nôn, đặc biệt là vào buổi sáng. Có thể táo bón hoặc tăng tiết nước bọt. Mức độ nặng nhẹ của tình trạng buồn nôn, nôn khác nhau. Có người không có biểu hiện gì, trong khi có người nôn hết cả thức ăn và nước uống.

Dấu hiệu hướng đến có thai
Dấu hiệu hướng đến có thai – chẩn đoán có thai sớm.

* Triệu chứng thần kinh – nội tiết giúp chẩn đoán có thai.

Tính tình dễ bị kích thích, chán ăn hoặc thèm ăn gì đó, buồn ngủ hay mệt mỏi,…

* Thay đổi về tiết niệu giúp chẩn đoán có thai

Tiểu rắt thường xảy ra vào những tháng đầu thai kỳ do tình trạng gia tăng mạch máu, và tử cung trong hố chậu to dần lên và đè vào bàng quang. Cần phân biệt với nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  1. Các thay đổi ở vú giúp chẩn đoán có thai.

Nhiều phụ nữ nhận biết được sự căng lên và thay đổi kích thước của vú khá sớm khi có thai. Vú lớn lên, các mạch máu dưới da nổi nhiều, quầng vú thẫm màu, các hạt Montgomery nổi rõ.

Những thay đổi này thường rõ ở người mang thai lần đầu.

Sự cương tức và tăng kích thước của vú cũng có thể thấy ở người sử dụng biện pháp tránh thai hormon và trong chu kỳ kinh nguyệt người bình thường.

  1. Thay đổi niêm mạc âm đạo cổ tử cung giúp chẩn đoán có thai.

Một số phụ nữ niêm mạc âm đạo thay đổi thành màu tím so với bình thường là màu hồng

– Chất nhầy cổ tử cung: Progesteron tăng trong thời kỳ mang thai làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại.

– Tăng sắc tố ở da: thường xuất hiện ở đường giữa dọc thành bụng, quầng vú và mặt. Những mảng sẫm màu xuất hiện ở da mặt còn có thể thấy ở phụ nữ đang sử dụng estrogen ngoại sinh.

Những dấu hiệu này có thể xuất hiện ở người này mà không xuất hiện ở người khác.

Chẩn đoán có thai – Dấu hiệu có thể có thai.

Những dấu hiệu này thường xuất hiện trễ hơn. Bao gồm:

  1. Dấu hiệu bụng lớn.

Từ sau tháng thứ 3 là đã có thể sờ thấy tử cung qua thành bụng. Tử cung ngày càng lớn và bụng ngày càng to thêm.

  1. Cơn co Braxton – Hicks để chẩn đoán có thai

Từ tuần lễ 9 – 10 trở đi, tử cung có những cơn co không đều và có thể nhận biết được qua thăm khám nhưng không làm cho sản phụ khoa đau.

  1. Dấu hiệu Noble.

Do khi có thai tử cung lớn lên và tròn ra, trong giai đoạn sớm của thời kỳ có thai, ta có thể nhận biết được dấu hiệu này bằng cách khám âm đạo bằng tay.

Tuy nhiên, tử cung có thể to ra do u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ứ huyết tử cung. Các u phần phụ hoặc nang có thể bị chẩn đoán nhầm là tăng kích thước tử cung.

  1. Dấu hiệu Hégar để chẩn đoán có thai

Đó là sự mềm hóa của phần dưới tử cung. Khám tiểu khung có thể nhận biết được phần dưới tử cung mềm hơn so với đáy tử cung. Bằng cách thăm khám phối hợp 2 tay, các ngón tay như chạm vào nhau.

Một số tình trạng khác như sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể làm mềm phần dưới tử cung. Động tác khám này nên hạn chế vì có thể gây khó chịu cho phụ nữ mang thai và có nguy cơ xảy thai.

Dấu hiệu Hégar để chẩn đoán có thai
Dấu hiệu Hégar để chẩn đoán có thai

Chần đoán có thai – Dấu hiệu chắc chắn có thai.

Bao gồm các dấu hiệu nghe được tim thai, sờ được các phần của thai nhi hoặc nhìn thấy hình ảnh của thai nhi qua siêu âm.

  1. Dấu hiệu nghe được tim thai trong chẩn đoán có thai.

Với ống nghe gỗ ta có thể nghe được tim thai từ tuần 20 – 22 với tần số 120 – 160 nhịp/phút.

Với máy Doppler ta có thể nghe được tim thai từ tuần lễ 10 – 12 trở đi.

Khi nghe tim thai nên phân biệt với mạch mẹ thường có tần số thấp hơn bằng cách vừa nghe tim thai vừa bắt mạch mẹ (động mạch quay).

  1. Dấu hiệu nắn được các phần của thai nhi trong chẩn đoán có thai.

Cho sản phụ nằm ngửa, hai chân gấp 450, dùng hai bàn tay nắn trên tử cung. Có thể thấy được cực đầu, cực mông của thai nhi. Ở hai bên có thể sờ thấy được các cho của thai nhi. Có thể cảm nhận đực cử động của thai nhi, phần thai bập bềnh trong nước ối.

Nắn được các phần của thai là dấu hiệu chắc chắn để chẩn đoán có thai.

  1. Dấu hiệu trong siêu âm để chẩn đoán có thai.

Siêu âm là kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay cho phép chẩn đoán có thai sớm và chắc chắn. Nhất là siêu âm đầu dò âm đạo. Có thể nhìn thấy túi thai sớm khi mới 5 tuần tuổi (tức là 1 tuần sau khi trễ kinh).

Trong đa số các trường hợp, siêu âm bụng có thể xác định được tình trạng có thai trong tử cung kể từ khi thai được 6 tuần tuổi. Qua siêu âm ta có thể thấy:

– Túi thai , từ tuần lễ thứ 5 sau khi tắt kinh.

– Cấu trúc phôi từ tuần lễ thứ 6 – 7.

– Tim thai từ tuần lễ thứ 7 – 8.

– Hoạt động thai từ tuần lễ 9.

Trước tuần lễ thứ 14, với siêu âm đo chiều dài đầu mông là phương pháp tốt nhất để dự đoán tuổi thai (sai lệch 4 ngày).

Tuổi thai có thể được ước lượng bằng một số cách đo lường thông dụng như sau:

Tuổi thai (số ngày) = đường kính trung bình túi thai + 30.

Tuổi thai (số ngày) = kích thước phôi + 36.

Sau tuần thứ 14, đường kính lưỡng định của thai nhi là chỉ số chính xác nhất để xác định tuổi thai.

Khi siêu âm không xác định được túi thai trong tử cung nhưng hCG và các dấu hiệu khác nghi ngờ có thai thì phải nghĩ đến chửa ngoài tử cung. Có thể nghĩ đến chửa trứng khi hình ảnh siêu âm cho thấy túi hình tổ ong, có thể có hoặc không có thai nhi kèm theo.

4. Dấu hiệu trong Xquang để chẩn đoán có thai.

Mặc dù có thể thấy được hình ảnh thai nhi khi xương thai đã được calci hóa. Nhưng xét nghiệm này cần hạn chế tối đa trong thai kỳ để tránh tiếp xúc trực tiếp với phóng xạ cho thai nhi.

Các phản ứng thử thai trong chẩn đoán có thai.

Thai nghén được xác định bởi sự hiện diện của hCG trong máu hoặc nước tiểu. Tất cả các xét nghiệm phụ thuộc vào việc xuất hiện hCG bằng một kháng thể đối với phân tử hCG hoặc tiểu thể beta.

Các xét nghiệm phát hiện hCG bao gồm: Phản ứng ngưng kết ELISA, miễn dịch sắc ký, miễn dịch phóng xạ, IRMA, IFMA.

* Các xét nghiệm định tính (xét nghiệm nước tiểu).

– Các xét nghiệm nước tiểu không đắt và thường có sẵn. Do đó, khi nghi ngờ có thai, nhân viên y tế nên sử dụng xét nghiệm này.

– Xét nghiệm nước tiểu cần 3 – 5 giọt nước tiểu để xác định kết quả. Màu của các vùng sẽ thay đổi sau 3 – 5 phút. Nếu xét nghiệm âm tính, chỉ 1 vạch màu xuất hiện. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính sẽ có 2 vạch màu xuất hiện. Chẩn đoán có thai khi xét nghiệm dương tính.

Chẩn đoán có thai thông qua que thử thai
Xét nghiệm định tính hCG (hCG trong nước tiểu) trong chẩn đoán có thai.

– Nồng độ hCG trong nước tiểu là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, những xét nghiệm hiện nay thường có độ nhạy rất cao, có thể phát hiện được với nồng độ hCG thấp.

Những xét nghiệm có độ nhạy ở mức 25mIU có thể cho kết quả dương tính vào thời điểm bắt đầu chậm kinh.

Những xét nghiệm có độ nhạy ở mức 1500mIU có thể cho kết quả dương tính vào thời điểm mà có thể phát hiện thấy túi thai bằng siêu âm qua đầu dò âm đạo, thai khoảng 5 tuần tuổi.

* Các xét nghiệm định lượng (xét nghiệm máu).

Xét nghiệm định lượng máu có thể phát hiện hCG ở nồng độ 2mIU/ml, khoảng 8 ngày sau khi rụng trứng.

Định lượng hCG có thể giúp dự đoán tình trạng hỏng thai và chẩn đoán chửa ngoài tử cung.

Trong thai nghén bình thường, lượng hCG tăng lên ít nhất 66% trong vòng 48h đầu và 100% trong vòng 72 giờ. Nếu tình trạng hCG tăng thấp hơn mức nêu trên báo tình trạng hỏng thai hoặc chửa ngoài tử cung.

Nồng độ hCG tăng lên bắt đầu từ ngày trứng làm tổ và đạt đỉnh vào ngày 60 – 70 của tuổi thai. Sau đó giảm dần đến mức thấp nhất vào ngày 100 – 130.

Nếu hàm lượng hCG quá cao, trên 10000mIU, cần phải nghĩ đến tình trạng chửa trứng.

Phối hợp với siêu âm, xét nghiệm hCG có thể giúp chẩn đoán có thai một cách chắc chắn. Ngoài ra còn giúp xác định sớm tình trạng hỏng thai và hỗ trợ chẩn đoán chửa ngoài tử cung.

Chẩn đoán có thai, các xét nghiệm chẩn đoán có thai.

* Xét nghiệm sinh học dùng để chẩn đoán có thai.

Hiện nay, các xét nghiệm sinh học dùng ếch, thỏ, chuột hoàn toàn được thay thế bởi các xét nghiệm trên để chẩn đoán có thai.

Related posts

Leave a Comment