NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở hệ thống tiết niệu của trẻ em, đặc trưng bởi sự tăng số lượng vi khuẩn và bạch cầu niệu một cách bất thường. Tùy theo vị trí tổn thương, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể chia thành: Viêm thận bể thận hay Viêm bàng quang.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ có thể có triệu chứng rõ ràng, cũng có khi không có triệu chứng.

-
Tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em.
Đứng đầu là E.Coli và Proteus, Klebsiela, Staphylococus.aureus, Enterobacter.
Ngoài ra có thể là Mycoplasma, virus, nấm.
-
Đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh
– Ở trẻ sơ sinh: Theo đường máu.
– Ở trẻ lớn: Theo đường ngược dòng.
-
Yếu tố thuận lợi
– Độc lực của vi khuẩn gồm các yếu tố Fimbrine (Bili) typ 1, typ P, Typ Dr, các độc tố.
Sự bám dính của vi khuẩn vào biểu mô đường tiết niệu.
– Giảm sự sản xuất IgA của niệu đạo.
– Bất thường của đường niệu: Tắc nghẽn đường niệu, sỏi đường tiết niệu, luồng trào ngược bàng quang – niệu quản, thận – niệu quản đôi, túi sa niệu quản…
– Thủ thuật ngoại khoa: Đặt sonde bàng quang, soi bàng quang,…
-
Triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ.
– Triệu chứng lâm sàng thường không điển hình, mơ hồ và thay đổi tùy theo lứa tuổi.
– Ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng mơ hồ, trẻ có thể sốt cao hoặc giảm thân nhiệt, trẻ quấy khóc, bỏ bú, sụt cân, vàng da.
– Ở trẻ nhỏ: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể thấy trẻ đau bụng, sốt, đái buốt, đái rắt, đái đục, đái nhiều, đái dầm, khóc khi đái.
– Trong viêm đài bể thận cấp: Trẻ nhỏ sốt cao, đau bụng hoặc đau hông vùng thắt lưng hoặc vùng thận.
– Trong viêm đài bể thận cấp: Thường không có triệu chứng. Trẻ có thể cao huyết áp khi có sỏi thận và thường đa niệu do khả năng co đặc nước tiểu giảm.

– Trong viêm bàng quang chảy máu: Trẻ đái buốt, đái rắt, dấu bàn tay khai, đái đỏ day máu. Ngoài ra, trẻ có thể có sốt.

-
Cận lâm sàng
* Xét nghiệm máu.
– Công thức máu: Bạch cầu tăng, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính.
– Máu lắng tăng cao.
– Trong nhiễm trùng mạn: Có thể có thiếu máu thiếu sắt.
– Cấy máu có thể dương tính trong viêm đài bể thận cấp.
* Xét nghiệm nước tiểu.
– Phương pháp lấy nước tiểu:
+ Túi hứng nước tiểu.
+ Lấy nước tiểu giữa dòng.
+ Lấy bằng ống thông.
+ Chọc dò trên xương mu.
– Kết quả:
+ Số lượng vi khuẩn: Thường >105 vi khuẩn/ml.

+ Bạch cầu trong nước tiểu:
Xét nghiệm cặn thông thường: >10 BC/ 1 vi trường phóng đại 400 lần.
Xét nghiệm cặn Addis: > 10.000 BC/phút.
Soi tươi: > 30 BC/ml nước tiểu tươi không ly tâm.
* Chẩn đoán nguyên nhân: Cần siêu âm hệ tiết niệu, chụp UIV để phát hiện các nguyên nhân do dị dạng hệ tiết niệu.
* Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em dựa vào triệu chứng lâm sàng, bạch cầu trong nước tiểu và xác định bằng cấy vi khuẩn nước tiểu > 105 vi khuẩn/ml.
-
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em.
* Nguyên tắc điều trị:
– Điều trị nhiệt để nhiễm trùng.
– Điều trị phòng ngừa và tái phát.
– Chẩn đoán và điều trị những bất thường bẩm sinh hay mắc phải của hệ thống tiết niệu.
* Điều trị cụ thể:
– Cho uống nhiều nước.
– Cho đái hết, không cho ứ nước tiểu.
– Vệ sinh âm hộ sạch sẽ.
– Vitamin C và trái cây toan hóa nước tiểu.
– Giảm đau.
– Kháng sinh.
Điều trị bằng kháng sinh:
– Với nhiễm khuẩn tiết niệu dưới:
Chỉ cần uống một loại kháng sinh từ 7-10 ngày. Chọn một trong các loại sau:
+ Amoxicillin : 50mg/kg/ngày chia 3lần
+ Nitrofurantoine : 5-10mg/kg/ngày chia 3lần
+ Cephalosporin IG (Cephalexine): 50mg/kg/ngày chia 3 lần
+ Negram 30 – 50 mg/kg/24 giờ hoặc
+ Bactrim 36 – 48 mg/kg/24 giờ chia 2 lần.
+ Ngừng kháng sinh, xét nghiệm lại nước tiểu bình thường. Nếu còn tình trạng nhiễm khuẩn thì tiếp tục điều trị theo kháng sinh đồ.
– Với nhiễm khuẩn tiết niệu trên:
Phải kết hợp 2 loại kháng sinh đường tiêm trong 3-5 ngày đầu để đạt nồng độ cao tại thận. Tổng thời gian điều trị là 15 ngày, tối thiểu là 10 ngày. Cấy nước tiểu cứ mỗi 3 tháng / 2 năm.
+ Khi chưa có kháng sinh đồ:
>Có thể dùng 1 loại kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3:
Ceftriaxon 75mg/kg/24 giờ tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1- 2 lần.
Cefotaxim 150mg/kg/24 giờ chia 3 – 4 lần/ 24 giờ.
Ceftazidim 10mg/kg/24 giờ chia 3 – 4 lần/ 24 giờ.
> Có thể phối hợp kháng sinh nhóm Betalactam với Aminozid:
Ampicilin 50 – 100mg/kg/24 giờ hoặc Amocilin 30 – 50 mg/kg/24 giờ.
Phối hợp với
Gentamicin 3mg/kg/24 giờ chia 1 – 2 lần/ 24 giờ hoặc
Netilmicin 3mg/kg/24 giờ chia 2 lần/ 24 giờ hoặc
Amikacin 30mg/kg/24 giờ.
+ Khi có kháng sinh đồ: Tùy theo diễn tiến trên lâm sàng để có thể chuyển thuốc tiêm sang đường uống và cũng có thể dùng một loại kháng sinh.
+ Điều trị ngoại khoa: Viêm đài bể thận, sỏi, dị dạng đường tiết niệu, luồng trào ngược bàng quang niệu quản, túi sa niệu quản, thận – niệu quản đôi…
-
Điều trị dự phòng và phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em
Trường hợp có nguy cơ tái phát:
+ Nitrofurantonin 1mg/kg/24 giờ cho trẻ em > 3 tháng trong 4 – 6 tuần. Hoặc dùng Trimethoprim sulfonamid 2,5mg/kg/24 giờ.
+ Xét nghiệm nước tiểu định kỳ để kiểm tra.
+ Theo dõi tác dụng phụ và độc tính của thuốc điều trị.
+ Phải vô trùng tuyệt đối với những trường hợp thông dò đường niệu.
+ Phát hiện sớm những dị dạng thận – đường tiết niệu để điều trị ngoại khoa.
+ Uống nhiều nước. Vệ sinh vùng âm hộ. Điều trị táo bón. Nong Phimosis rất có ý nghĩa phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ.