sơ cứu khi bị bỏng 1Chấn thương Kiến Thức Cơ Bản 

SƠ CỨU KHI BỊ BỎNG – CÁCH THỨC SƠ CỨU BỎNG

Sơ cứu khi bị bỏng là việc xử trí ngay sau bỏng để làm giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn tiến bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế di chứng. Do đó, ngoài việc nâng cao ý thức phòng tránh xảy ra bỏng, mỗi người cần trang bị những kiến thức sơ cứu khi bị bỏng để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế những hậu quả khi xử lý sai cách.

Sơ cứu bỏng cũng tuân thủ theo nguyên tắc cấp cứu ban đầu chung.

>> Xem Nguyên tắc cấp cứu ban đầu tại đây

  1. Sơ cứu khi bị bỏng tại nơi xảy ra tai nạn.

* Việc đầu tiên để sơ cứu khi bị bỏng là loại trừ ngay nguyên nhân gây bỏng.

– Nếu bị bỏng do nhiệt ướt.

+ Phải đưa bệnh nhân khỏi nơi bị bỏng.

+ Cắt bỏ quần áo bị nước nóng ngấm vào.

– Sơ cứu khi bị bỏng do lửa.

+ Phải bình tĩnh tìm cách dập lửa.

+ Cởi bỏ quần áo đang bị cháy.

+ Dùng một cái áo lớn hoặc tấm chăn lớn chất liệu thô, hay len, hay dạ để bọc người bị nạn và dập lửa, không dùng chất liệu nilon dễ cháy.
Để người đó lăn trên sàn cho lửa tắt hẳn.. Dội nước lên người hoặc bằng một loại chất lỏng không bắt cháy nếu có.
Đặc biệt, không cởi đồ người bị nạn khi quần áo bị sát vào da. Việc cởi đồ ra sẽ càng gây thương tổn nhiều hơn.

+ Nếu ở vùng có đám cháy, phải tìm cách vượt nhanh khỏi nơi có cháy, chạy theo chiều ngược hướng gió.

Cách sơ cứu khi bị bỏng
Cách sơ cứu khi bị bỏng

– Nếu bị bỏng điện.

+ Phải cứu người bị nạn ra khỏi luồng điện bằng cách cắt ngay cầu dao điện, tháo bỏ cầu chì. Dùng vật cách điện để gỡ dây điện đang tiếp xúc với người bị nạn.

+ Sau đó phải hà hơi thổi ngạt, xoa bóp tim ngoài lồng ngực ngay tại chỗ. Có điều kiện thì tiêm thuốc trợ tim, trợ hô hấp và cấp cứu theo dõi bệnh nhân đến khi tự thở được.

– Sơ cứu khi bị bỏng do acid.

+ Phải nhanh chóng cởi bỏ quần áo, giày dép dính acid.

+ Sau đó dùng nhiều nước lạnh dội lên vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng vào nước sạch để hòa loãng nồng độ acid. Rồi mới trung hòa acid bằng dung dịch Natribicarbonat 10 – 20% hoặc nước vôi, nước xà phòng…

– Sơ cứu khi bị bỏng nếu bỏng do bazơ.

+ Dội rửa hoặc ngâm nước lạnh sạch để hòa loãng nồng độ bazo.

+ Dùng các dung dịch để trung hòa như: acid acetic 6%, NH4Cl 5%, acid Boric 3%. Nếu không có các dung dịch trên thì có thể dùng nước dấm, nước chanh, nước đường 20%.

* Chườm lạnh hoặc ngâm nước lạnh vùng bỏng.

Đây là cách chống sốc tốt nhất trong sơ cứu khi bị bỏng.

Ngâm nước lạnh vùng bỏng có tác dụng làm giảm nhiệt độ, giảm đau, giảm phản ứng viêm nề thoát dịch huyết tương.

Nhiệt độ của nước lạnh trong khoảng 10 – 300C.

Lưu ý: Việc làm lạnh chỉ có tác dụng nếu như ta làm trong vòng 30 phút đầu tiên sau bỏng (tốt nhất là 10 phút đầu sau bỏng). Nếu để sau 45 phút sẽ không còn tác dụng nữa.

  1. Sơ cứu khi bị bỏng – tại trạm xá.

– Cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau như paracetamol, tốt nhất ở dạng viên sủi.

– Sau khi ngâm lạnh vùng bỏng thì băng ép chặt và đều, vừa phải vùng bỏng. để hạn chế sự phát triển của các nốt phỏng nước và một phần sự phù nề của chi bị bỏng. Một vết bỏng độ II có diện tích bỏng 1%, nếu để nốt phỏng phát triển tự nhiên thì sẽ thoát ra từ 25 – 50ml huyết tương. Còn nếu được băng ép thì chỉ thoát ra 3 – 10ml.

Không cần băng ở vùng mặt, vùng tầng sinh môn, các vùng hoại tử khô, bỏng độ I.

– Cho uống dịch điện giải như Orezol, Hidrit,…sớm khi không có nôn, chướng bụng hoặc có tổn thương phối hợp như chấn thương sọ não, chấn thương bụng,…

Dịch điện giải hấp thụ qua niêm mạc ống tiêu hóa tuy chậm nhưng có tạc dụng tốt trong dự phòng sốc bỏng.

Nếu không có dịch điện giải thì pha 1 thìa muối, 6 thìa đường vào 1 lít nước đun sôi để nguội cho bệnh nhân uống hoặc nước chè đường.

– Cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi yên tĩnh ở chỗ thoáng mát, ấm. Đặc biệt là những bệnh nhân bị bỏng trong những đám cháy lớn có nhiều sản phẩm của chất cháy dưới dạng của các khí khói nóng, nhiều khí CO phải theo dõi sát tình trạng hô hấp.

– Nếu có điều kiện, nên cho bệnh nhân dùng kháng sinh sớm. và dùng huyết thanh chống uốn ván.

Phải tiên lượng được bệnh nhân bỏng và sự kiến phát triển của sốc bỏng. Nếu người bệnh đang có sốc hoặc đe dọa sốc phát sinh thì không được vận chuyển hoặc thay băng phức tạp cầu kỳ.

3. Những việc không nên làm khi sơ cứu khi bị bỏng.

– Không sử dụng nước đá lạnh. Nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến tình trạng mạch máu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn. Đây là lỗi sai phổ biến mà mọi người cần lưu ý khi sơ cứu bỏng.

– Bôi những loại truyền miệng như nước mắm, củ chuối, … Đây là những điều phản khoa học và không nên thực hiện theo. Chúng chỉ khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.

– Bôi kem đánh răng lên chỗ bị bỏng là một quan niệm sai lầm. Trong kem đánh răng có chứa một lượng ít base, khi thoa lên vùng bỏng chỉ khiến bệnh nhân đau đớn hơn.

– Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Việc sơ cứu khi bị bỏng nhiều người vẫn nghĩ là đơn giản và xem nhẹ. nhưng những sai lầm trong sơ cứu bỏng có thể gây bội nhiễm vết thương và để lại nhiều biến chứng. Vì vậy mỗi người cần nắm rõ cách làm trong sơ cứu khi bị bỏng để bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho mình và người thân.

Related posts

One Thought to “SƠ CỨU KHI BỊ BỎNG – CÁCH THỨC SƠ CỨU BỎNG”

  1. […] khám bệnh nhân bỏng, việc đầu tiên cần phải chẩn đoán diện tích bỏng để có cơ sở đánh giá […]

Leave a Comment