nắn xương vaiChấn thương Kiến Thức Cơ Bản 

NẮN SAI KHỚP VAI, NẮN SAI KHỚP KHUỶU

Nắn sai khớp phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Có rất nhiều phương pháp: Ví dụ: Nắn sai khớp vai có phương pháp nắn Hypocrate, Kocher, Djenalidze,…

Lưu ý:

– Khi nắn sai khớp phải được vô cảm thật tốt: giúp bệnh nhân đỡ đau, các cơ giãn tốt tạo điều kiện nắn chỉnh dễ dàng.

– Khi các cơ đã giãn mềm, nắn sai khớp nhẹ nhàng, đi ngược chiều với đường sai khớp, tránh động tác giật cục, thô bạo vì gây nên co cứng cơ và tai biến gãy xương. Khi nghe thấy tiếng khục một cái là chỏm xương đã trở về ổ khớp bình thường. Lúc đó, bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu ngay.

– Sau khi đã nắn sai khớp thành công thì cần bất động khớp sai theo thời gian nhất định ở tư thế cơ năng. Điều này giúp cho bao khớp bị rách nhanh liền.

– Hết thời gian bất động, bệnh nhân tập vận động khớp sai nhẹ nhàng, tăng dần, nếu đau thì thôi. Có thể kết hợp với phục hồi chức năng để luyện tập.

  1. Nắn sai khớp vai

a. Nắn sai khớp vai theo phương pháp Hypocrat

– Bệnh nhân nằm ngửa. Người nắn đứng đối diện bệnh nhân ở bên chi sai khớp.

– Đặt gót chân vào hõm nách bệnh nhân để làm đối lực.

nắn xương vai
Nắn sai khớp vai theo phương pháp Hypocrat

– 2 tay nắm lấy tay bên sai khớp rồi kéo theo trục chi, cánh tay dạng 200, từ từ. Có thể kèm theo xoay nhẹ nhàng cánh tay vào trong và khép nhẹ.

– Khi nghe thấy tiếng “khục” là chỏm xương đã trở về đúng vị trí. Bệnh nhân thấy dễ chịu ngay và cử động thử thì thấy khớp cửu động dễ dàng.

b. Nắn sai khớp vai theo phương pháp Kocher

Phương pháp này không dùng cho sai khớp lần đầu vì làm hỏng phần mềm do lực đòn bẩy có hại. Nay phương pháp này còn dùng cho sai khớp tái diễn nhiều lần. Có thể tự nắn. Tuy nhiên phương pháp này thường gây tai biến gãy xương nên việc nắn chỉnh cần người có kinh nghiệm.

– Bệnh nhân ngồi trên ghế hoặc nằm ngửa trên bàn.

– Một tay thầy thuốc cầm lấy cẳng tay, tay kia nắm lấy khớp khuỷu bệnh nhân. Tiến hành nắn chỉnh theo 4 thì:

+ Thì 1: Người nắn đứng trước bệnh nhân và đưa khuỷu tay gấp 900 , kéo thẳng cánh tay rồi khép cánh tay vào thân người.

Nắn sai khớp vai
Nắn sai khớp vai theo phương pháp Kocher

+ Thì 2: Tiếp tục làm theo thì 1 đồng thời xoay cánh tay ra ngoài bằng cách đưa cẳng tay ra ngoài.

+ Thì 3: Vẫn tiếp tục giữ các động tác ở thì 1 và 2, đồng thời đưa khuỷu khép quá vào trong, xoay cẳng tay ra ngoài quá mức.

+ Thì 4: Đưa cánh tray lên trên và xoay cẳng tay vào trong bằng cách vắt bàn tay bệnh nhân lên vai lành.

Khi nghe thấy tiếng “khục” là cho biết chỏm xương đã vào ổ khớp.

c. Nắn khớp vai theo phương pháp Djenalidze (Phương pháp tự nắn).

– Sau khi vô cảm, bệnh nhân nằm trên bàn cao.

Khớp vai bên sai và cánh tay buông thõng (có thể cầm 1 vật nhẹ).

Phương pháp nắn sai khớp vai
Nắn khớp vai theo phương pháp Djenalidze

Mục đích làm cho gân, cơ, dây chằng giãn từ từ và chỏm xương có thể tự trở về vị trí ổ khớp.

– Phương pháp này nhẹ nhàng nhưng lâu và ít khi có kết quả. Vì vậy chỉ áp dụng với loại sai khớp vai không hoàn toàn.

d. Nắn khớp vai theo phương pháp Mothes.

– Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn.

– Một người dùng 1 dây đai vòng qua nách bên sai khớp, chéo qua vai lành để kéo cố định.

– Một người cầm lấy tay bệnh nhân kéo thẳng trục chi, đồng thời đưa tay dạng dần ra, càng dạng nhiều càng tốt.

– Người nắn dùng 2 ngón tay cái đẩy chỏm xương về vị trí ổ khớp.

* Dù nắn sai khớp vai bằng phương pháp nào thì khi khớp vai đã vào vị trí đều nghe thấy tiếng “khục”, sau đó khớp cử động dễ dàng.

  1. Nắn sai khớp khuỷu ra sau

a. Nắn sai khớp khuỷu ra sau theo phương pháp 2 người nắn.

– Bệnh nhân nằm hoặc ngồi trên ghế đẩu.

– Thầy thuốc dùng 1 băng to bản vòng qua nách bệnh nhân rồi cố định móc vào tường.

– Người phụ nắm các ngón tay bệnh nhân: Tay phải nắm vào ngón cái để lực tác dụng vào xương quay; tay trái nắm các ngón còn lại để lực tác động vào xương trụ. Sau đó kéo xuống.

– Người nắn đứng phía sau khuỷu, dùng ngón cái đẩy mỏm khuỷu xuống dưới, các ngón tay còn lại ôm lấy mặt trước khớp khuỷu và đẩy dần đầu dưới xương cánh tay ra sau. Đồng thời người phụ gấp dần khuỷu lại. Khi nghe thấy tiếng khục là dấu hiệu khớp đã trở lại vị trí bình thường.

b. Nắn sai khớp khuỷu ra sau theo phương pháp 1 người nắn.

– Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn.

– Người nắn đứng giữa tay sai khớp và bờ sườn bệnh nhân, quay mặt về phía khớp khuỷu.

Một tay người nắn giữ lấy cổ tay bệnh nhân kéo theo trục trong khi dùng bờ sườn tỳ vào phần dưới xương cánh tay bệnh nhân đối lực lại.

Tay kia nắm lấy cánh tay trên khuỷu BN. Dùng ngón cái đẩy mỏm khuỷu xuống dưới, ra trước.

c. Nắn sai khớp khuỷu ra trước

– Để khớp khuỷu bệnh nhân gấp tối đa.

– Ấn mạnh vào mặt trước khớp khuỷu. Đẩy đầu trên xương trụ và xương quay ra phía sau rồi duỗi dần cẳng tay ra phía sau.

– Kiểm tra thấy mỏm khuỷu hết di lệch thì bó bột cánh cẳng tay rạch dọc ở tư thế thẳng. Thời gian khoảng 3 tuần. Sau bất động cần tích cực tập luyện.

Related posts

Leave a Comment