CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO – CHẤN THƯƠNG
Chấn thương sọ não là những chấn thương làm tổn thương xương sọ hoặc nhu mô não hoặc cả 2 nhưng không có sự thông thương khoang dưới nhện với bên ngoài
– Nguyên nhân gây chấn thương sọ não là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt,….
– Tỷ lệ tử vong, di chứng còn rất cao
– Nguy cơ của chấn thương sọ não kín là máu tụ nội sọ gây chèn ép não, thoát vị não dẫn đến tử vong.
1. Tổn thương thường không phải mổ của chấn thương sọ não và cách xử trí.
1.1. Chấn động não trong chấn thương sọ não
Do rối loạn tuần hoàn máu não, tuần hoàn dịch não tủy -> tình trạng thiếu oxy, rối loạn chuyển hóa tế bào, tổ chức não bị ức chế, rối loạn chức năng.
– Lâm sàng: Sau chấn thương, bệnh nhân mê từ vài phút đến nửa giờ. Khi tỉnh lại quên hết sự việc cũ, đau đầu, buồn nôn thậm chí có nôn, ăn ngủ kém. Các triệu chứng trên đỡ dần và khỏi sau 7-10 ngày không để lại di chứng
– CLS: chụp XQ sọ theo quy ước và CT scanner không có tổn thương.
1.2. Phù não trong chấn thương sọ não
– Là tình trạng ứ nước trong nhu mô não làm cho thể tích não tăng lên -> tăng áp lực nội sọ (ICP)
– Phù não quá nặng có thể gây nên tình trạng tụt kẹt hành não, tiểu não dẫn đến tử vong đột ngột.
– Phù não có thể là phù trong tế bào hoặc phù ngoài tế bào
– Phù não là do các mạch máu bị đụng dập gây tăng tính thấm thành mạch hoặc do dập não thuần túy, cũng có thể do khối máu tụ.
* Lâm sàng:
– Sau chấn thương vào đầu bệnh nhân mê ngay, xu hướng mê tăng dần.
– Bệnh nhân có thể nôn, nhất là khi thay đổi tư thế.
– Có thể có những cơn co giật, duỗi cứng, rối loạn hô hấp.
– CLS: Chụp CT Scanner: các rãnh não, khe não, cuốn não bị xóa, mất ranh giới chất xám, chất trắng.

1.3. Dập não trong chấn thương sọ não
Dập não đơn thuần không có chỉ định điều trị ngoại khoa. Dập não có kèm theo chảy máu tiến triển phải can thiệp ngoại khoa
* Lâm sàng của dập não:
– Sau chấn thương, bênh nhân mê ngay, thời gian mê có thể vài ngàyhoặc vài tháng.
– Nôn, co giật, có thể duỗi cứng. Rối loạn hô hấp, rối loạn thận nhiệt, Có thể có liệt khu trú.
CLS: Chụp CT Scanner:
+ Hình ảnh các khối tăng, giảm tỷ trọng không đồng nhất nằm trong tổ chức não, có thể 1 hoặc nhiều nơi
+ Có phù não vùng xung quanh.
+ Đè đẩy nhiều hay ít tùy thuộc tổn thương nặng hay nhẹ.

1.4. Xuất huyết khoang dưới nhện
* Lâm sàng của xuất huyết khoang dưới nhện:
– Sau chấn thương, bệnh nhân có thể tỉnh hay hôn mê tùy theo mức độ nặng nhẹ.
– Kích thích vật vã
– Nôn, đau đầu.
* Cận lâm sàng: Chụp C.T scanner
– Vùng tăng tỷ trọng hình ngoằn ngoèo theo các rãnh não, khe, bể não

1.5. Thái độ xử trí các chấn thương sọ não không phải mổ:
– Đảm bảo thông khí tốt
– Đảm bảo cung lương tim
– Phải theo dõi tri giác đúng nguyên tắc
– Chống co giật
– Xử trí sốt cao
– Chống phù não
– Chống rối loạn nước và điện giải
– Chống bội nhiễm
– Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân.
2. Những tổn thương cần can thiệp ngoại khoa trong chấn thương sọ não
2.1. Máu tụ nội sọ
– Nguồn máu chảy:
+ Máu chảy từ xương vỡ
+ Máu chảy từ động mạch màng não giữa.
+ Máu chảy từ vỏ não.
+ Máu chảy từ các ổ dập não.
– Các loại tụ máu
+ Máu tụ ngoài màng cứng
+ Máu tụ dưới màng cứng: Cấp – bán cấp – mạn.
+ Máu tụ trong não.
* Máu tụ ngoài màng cứng
– Là máu tụ nằm giữa xương sọ và màng não cứng
– Nguồn chảy máu từ xương vỡ, ĐM màng não.

– Chụp CT scanner:
+ Hình thấu kính 2 mặt lồi, tăng tỉ trọng, đồng nhất hoặc không, ít khi vượt qua đường khớp sọ.
+ Có thể tách xoang tĩnh mạch dọc
* Máu tụ dưới màng cứng
– Là khối máu tụ nằm giữa màng cứng và tổ chức não
– Nguồn chảy máu: Từ các mạch máu của vỏ não
– Chụp CT scanner:
+ Máu tụ dưới màng cứng cấp tính: Hình liềm, tăng tỉ trọng, đồng nhất hoặc không, bờ trong không đều, lan rộng toàn bộ bán cầu, vượt qua đường khớp sọ.

* Máu tụ trong não
– Là khối máu tụ nằm ở trong nhu mô não
– Nguồn chảy máu: Từ các động mạch nuôi não
– Chụp CT scanner:
+ Có thể 1 hoặc nhiều nơi
+ Khối tăng tỉ trọng, đồng nhất hoặc không, nằm trong tổ chức não
+ Di lệch cấu trúc đường giữa, chèn ép não thất tuỳ thuộc khối máu tụ to hay nhỏ
+ Có thể có phù não kết hợp vùng xung quanh khối máu tụ

Triệu chứng máu tụ nội sọ:
– Lâm sàng:
+Tri giác:
Có khoảng tỉnh
Tri giác xấu dần.
+Dấu hiệu thần kinh thực vật:
Huyết áp tăng
Mạch giảm
Rối loạn hô hấp
Nhiệt độ tăng.
+Dấu hiệu thần kinh khu trú
Liệt 1/2 người
Giãn đồng tử 1 bên
Liệt dây thần kinh sọ
Phản xạ Babinskin (+).
Dấu hiệu mở mắt (M) | Đáp ứng bằng lời (L) | Đáp ứng vận động (V) |
Làm đúng theo yêu cầu 6 | ||
Đúng, nhanh 5 | Cấu gạt đúng 5 | |
Tự nhiên 4 | Trả lời sai, lú lẫn 4 | Cấu gạt không đúng 4 |
Gọi mở 3 | Từ không thích hợp, vô nghĩa 3 | Gấp cứng chi trên 3 |
Cấu mở 2 | Kêu rên 2 | Duỗi cứng tứ chi 2 |
Không 1 | Không 1 | Không 1 |
Cận lâm sàng
– Chụp X quang quy ước
– Chụp CT Scanner
Chỉ định chụp CT Scanner trong chấn thương sọ não:
Bệnh nhân có khoảng tỉnh, suy giảm tri giác từ 2 điểm trở lên
Bệnh nhân hôn mê
Bệnh nhân kích thích vật vã, nôn, đau đầu nhiều
Có liệt thần kinh khu trú
Có đường vỡ xương sọ
Ưu tiên chụp: Người già, trẻ em < 5 tuổi, rối loạn tâm thần, say rượu.
2.2. Vỡ xương sọ trong chấn thương sọ não
2.2.1. Vỡ vòm sọ
– Vỡ xương sọ đơn thuần: Rạn xương, nứt xương. Trên phim chụp thấy có đường sáng nằm ngoài vị trí đường khớp sọ.
– Vỡ lún xương sọ: Một phần xương sọ vỡ lún sâu vào phía bên trong, có thể gây đè ép tổ chức não
2.2.2 Vỡ nền sọ
– Vỡ tầng sọ trước: chảy máu mũi, tụ máu hốc mắt (dấu hiệu đeo kính râm)
– Vỡ tầng sọ giữa: Chảy máu tai. Nếu chảy máu có kèm dịch não tủy chứng tỏ hộp sọ đã thông với bên ngoài, có nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng

2.3 Thái độ xử trí các chấn thương sọ não cần phẫu thuật
Phải hồi sức tốt cho bệnh nhân.
Đảm bảo hô hấp, tuần hoàn, chuyển lên tuyến có điều kiện phẫu thuật
Tại cơ sở phẫu thuật:
– Mổ cấp cứu càng sớm càng tốt cho những trường hợp máu tụ nội sọ có gây chèn ép não.
– Mổ lấy máu tụ giải phóng chèn ép não và cầm máu
– Những trường hợp lún vòm sọ > 1/2 bản xương. mổ để nâng xương lún
– Các trường hợp vỡ nền sọ dò dịch não tủy kéo dài cần phải mổ để bịt đường dò
– Không nên mổ các trường hợp MTNS tình trạng BN quá nặng GCS 3-4 điểm và có rối loạn thần kinh thực vật nặng nề.