CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH BỎNG Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM
>> Cách tính diện tích bỏng ở người lớn và trẻ em
Khi khám bệnh nhân bỏng, việc đầu tiên cần phải chẩn đoán diện tích bỏng để có cơ sở đánh giá mức độ nặng nhẹ và có kế hoạch điều trị, tiên lượng.
Phân chia vùng sử dụng trong các cách tính diện tích bỏng
Các vùng của cơ thể được quy định trong tính diện tích bỏng:
-Vùng đầu mặt cổ:
Giới hạn: + Phía sau đi qua đốt sống cổ VII
+ Phía trước đi qua bờ trên xương ức.
Vùng này gồm: Da mặt, da đầu, cổ và gáy.
– Vùng thân trước:
Giới hạn: + Phía dưới là nếp lằn bẹn
+ Phía bên là đường nối đỉnh hõm nách với gai chậu trước trên.
+ Với chi trên là đường nối từ mỏm cùng vai tới đỉnh hõm nách.
Vùng này gồm da ngực. Da bụng.
– Vùng thân sau:
Giới hạn: + Phía trên đi qua đốt sống cổ VII
+ Phía dưới là nếp lằn mông.
+ Phía bên là đường nối đỉnh hõm nách và gai chậu trước trên
+ Với chi trên: Đường vòng nối qua mỏm cùng vai và đỉnh hõm nách.
Vùng này gồm lưng và hai mông.
Có nhiều cách tính diện tích bỏng, để dễ nhớ, dễ tính, chúng ta ứng dụng cách tính diện tích bỏng sau đây:
Cách tính diện tích bỏng ở người lớn.
Diện tích tổn thương được tính và quy ra thành tỉ lệ phần trăm so với tổng diện tích da, được phép sai sót 3 – 5 %.

* Cách tính diện tích bỏng dùng 9 con số của Pulaski, Tennison, Wallance.
– Đầu mặt cổ: 9%
– Một chi trên: 9%
– Thân trước: 9 x 2 = 18%
– Thân sau: 9 x 2 = 18%
– Một chi dưới: 9 x 2 = 18%
– Bộ phận sinh dục và tầng sinh môn: 1%.
* Cách tính diện tích bỏng theo phương pháp lòng bàn tay bệnh nhân của Blokhin:
Mỗi lòng bàn tay bệnh nhân tương ứng với 1 – 1,25% diện tích cơ thể của bệnh nhân đó.
* Cách tính diện tích bỏng dựa theo các con số: 1, 3, 6, 9, 18 của Lê Thế Trung.
+ Trên cơ thể con ngươi, diện tích phần chiếm khoảng 1% gồm có: tầng sinh môn và bộ phận sinh dục, cổ hoặc gáy, 1 gan bàn tay, 1 mu bàn tay.
+ Diện tích khoảng 3% gồm: 1 bàn chân, da mặt, da đầu, 1 cẳng tay, 1 cánh tay, 1 bàn tay, 1 bên mông.
+ Diện tích khoảng 6% gồm: 1 cẳng chân, 2 mông.
+ Diện tích khoảng 9% gồm: 1 đùi, 1 chi trên.
+ Diện tích khoảng 18% gồm: 1 chi dưới, thân trước (ngực và bụng), thân sau (lưng và mông).
Cách tính diện tích bỏng ở trẻ em
- Phương pháp của Blokhin : Ướm gan bàn tay bệnh nhân.
- Dùng bảng tính sẵn như của Luckyarn J và Sorenenk 1987:

- Tính theo phương pháp của Lê Thế Trung.
Ở trẻ em, tỷ lệ % của da các bộ phận đầu, mặt, đùi, cẳng chân so với tổng diện tích da cơ thể phụ thuộc vào lứa tuổi. Trẻ càng lớn lên thì càng tăng trưởng diện tích da vùng cẳng chân, da đùi. Còn diện tích phần da đầu, mặt thì tăng trưởng chậm hơn. Do đó, các tỷ lệ % này biến đổi cho đến khi trưởng thành.
Vị trí/tuổi | Sơ sinh | 1 tuổi | 5 tuổi | 10 tuổi | 15 tuổi |
Đầu mặt | 20 | 17 | 13 | 10 | 8 |
2 đùi | 11 | 13 | 16 | 18 | 19 |
2 cẳng chân | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
Cần chú ý trên lâm sàng việc tính diện tích bỏng không chỉ qua 1 lần xác định mà có thể phải định lại trong quá trình chữa bệnh, đặc biệt là theo dõi diện tích bỏng sâu.
Cách ghi chẩn đoán bỏng:
Diện tích bỏng chung (độ sâu %) – Tác nhân bỏng
Bỏng ——————————————————————— + Thời gian, bệnh kèm theo
Độ bỏng + Vị trí bỏng
Ví dụ:
Ống xả xe máy 80 cm2
Bỏng —————————————– Bội nhiễm Ngày thứ 3
Độ III, IV – Cẳng chân T
Xác định bỏng và quá trình diễn tiến của bỏng
Bỏng được xác định khi tổn thương bỏng chiếm 10 – 15% diện tích cơ thể trở lên hoặc khi có bỏng sâu chiếm 3 – 5% diện tích cơ thể trở lên. Tổn thương bỏng gây rối loạn chức năng toàn thân và các biến đổi bệnh lý xuất hiện có tính chất quy luật trong quá trình từ khi bị bỏng đến khi khỏi hoặc tử vong.
Những trạng thái bệnh lý của bỏng gồm: sốc bỏng, nhiễm độc cấp tính bỏng, nhiễm khuẩn bỏng, suy mòn bỏng.
Bỏng chia làm 4 thời kỳ, thời kỳ thứ nhất từ ngày đầu đến ngày thứ 2, thứ 3 sau bỏng; thời kỳ thứ hai từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 45 – 60 sau bỏng; thời kỳ thứ ba từ sau ngày thứ 45 – 60 đến khi diện bỏng sâu được phục hồi bằng cách ghép da, liền sẹo; thời kỳ thứ tư là thời kỳ dưỡng bệnh.
Việc điều trị bỏng được thực hiện tùy thuộc vào trạng thái bệnh lý của bỏng và các thời kỳ diễn biến của bệnh đã được nêu ở trên. Thời kỳ đầu thường gặp sốc bỏng. Thời kỳ thứ hai và thứ ba thường gặp hội chứng nhiễm độc bỏng cấp tính, biến chứng nhiễm khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, thiếu máu, suy giảm các chức năng miễn dịch đề kháng, rối loạn bệnh lý tiêu hóa… Thời kỳ thứ tư tiến hành các phương pháp dưỡng bệnh để phục hồi.
[…] nước và một phần sự phù nề của chi bị bỏng. Một vết bỏng độ II có diện tích bỏng 1%, nếu để nốt phỏng phát triển tự nhiên thì sẽ thoát ra từ 25 – 50ml […]
[…] vào diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu, vị trí bỏng, các tổn thương và các bệnh lý kèm theo […]