bất động gãy xươngChấn thương Kiến Thức Cơ Bản 

BẤT ĐỘNG GÃY XƯƠNG, KỸ THUẬT BẤT ĐỘNG XƯƠNG GÃY

Bất động gãy xương kín; Bất động gãy xương hở; Bất động gãy xương cẳng chân, bất động gãy xương đùi, bất động gãy xương cánh tay, bất động gãy xương cẳng tay, bất động gãy xương cột sống, xương chậu,…là một trong các bước của sơ cứu gãy xương.

Nguyên tắc bất động xương gãy

  1. Tiếp cận bệnh nhân gãy xương theo nguyên tắc ABCDE:

>> Xem Nguyên tắc cấp cứu ban đầu theo nguyên tắc ABCDE: TẠI ĐÂY

2. Giảm đau tốt trước khi cố định xương gãy (nếu có điều kiện).

Giảm đau tại chỗ: tiêm trực tiếp vào ổ gãy hoặc phong bế gốc chi (Novocain, Lidocain, Xylocain…).

Giảm đau toàn thân: tiêm Promedon, Dolacgan, Morphin…

3. Đối với gãy xương kín bất động theo tư thế cơ năng. Đối với gãy xương hở bất động theo tư thế xương gãy. Kết hợp với sơ cứu vết thương phần mềm.

– Tư thế cơ năng của chi trên: cánh tay dạng 45°, đưa ra trước 10°, khớp khuỷu ở vị trí 90°, cẳng tay nửa sấp nửa ngửa, cổ tay duỗi 20°, bàn tay gấp 10°-15°, nghiêng quay

– Tư thế cơ năng của chi dưới: háng gấp15°, gối gấp 10°, bàn chân gấp gan chân 10°

  1. Cố định trên một khớp dưới một khớp ổ gãy.
  2. Nẹp cố định phải đủ cứng, đủ dài.

Nẹp và chi phải tạo thành một khối vững chắc, không lỏng quá, không chặt quá, không bị lệch sau cố định

  1. Không co kéo, nắn chỉnh chi gãy; không đặt nẹp cứng trực tiếp vào chi thể.

Quá trình cố định phải nhẹ nhàng, tránh động tác thô bạo. Tránh co kéo hoặc cố nắn chỉnh chi gãy, cố đẩy đầu xương gãy vào trong ổ gãy vì có thể gây sốc do đau; gây tổn thương thứ phát và ô nhiễm thêm.

Không đặt nẹp cứng trực tiếp vào chi thể; phải đệm lót ở những điểm tì đè (đầu xương, vùng xương cứng) bằng bông hoặc gạc (tốt nhất là bông mỡ) hay các vật dụng mềm mại khác để tránh đau và tránh tổn thương.

  1. Phải áp dụng kỹ thuật vận chuyển thích hợp cho từng xương gãy.

Khi chuyển thương, cần tùy theo xương gãy mà lựa chọn kỹ thuật vận chuyển thích hợp, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho chi thể và cho nạn nhân.

Các kỹ thuật vận chuyển gồm: bế, cõng, vác, dìu, cáng võng, cáng cứng, xe…

Bất động xương gãy ở các vị trí khác nhau

  1. Bất động gãy xương đòn

Tư thế: nạn nhân ngồi trên ghế , 2 tay chống vào mạng sườn, ưỡn ngực nhẹ

Dụng cụ: băng chun, bông độn

Tiến hành:

+  Người thứ nhất: nắm 2 cánh tay nạn nhân sát nách, nhẹ nhàng kéo ra với lực không đổi trong suốt thời gian cố định.

+ Người thứ 2:

Đệm lót vào hõm nách, bả vai

Dùng băng to bản (tốt nhất là băng chun), băng kiểu số 8 để kéo vai ra phía sau

Kiểm tra độ vững chắc (tê bì tay không), dặn dò và chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị.

Ngoài ra có thể bất động bằng đai số 8.

bất động gãy xương đòn
Kỹ thuật bất động gãy xương đòn

2. Bất động gãy xương cánh tay

-Tư thế nạn nhân: Cởi trần, ngồi trên ghế

-Dụng cụ:

+Bông độn, khăn tam giác

+Hai nẹp, ba cuộn băng

-Tiến hành:

+Người thứ nhất: ngồi đối diện bệnh nhân, một tay kéo nhẹ khuỷu tay bệnh nhân xuống dưới và hơi dạng, một tay gấp nhẹ nhàng cẳng tay vuông góc với cánh tay.

+Người thứ hai:

  • Độn bông vào hõm nách, khuỷu.
  • Đặt một nẹp vào mặt trong cánh tay từ hõm nách đến quá khuỷu tay, một nẹp ở mặt ngoài cánh tay từ vai đến quá khuỷu tay.
  • Dùng ba cuộn băng để cố định nẹp ở vị trí: một phần ba trên cánh tay, một phần ba dưới cánh tay, tại ổ gãy.
  • Dùng băng cuộn và khăn tam giác để treo cẳng tay sao cho đúng góc độ và bệnh nhân thoải mái.
  • Có thể dùng cuộn băng to bản để cố định cánh tay vào thân.

+Kiểm tra độ vững chắc, dặn dò và chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị chuyên khoa.

3. Bất động gãy kín xương cẳng tay

Tư thế nạn nhân: nằm hoặc ngồi trên ghế

Dụng cụ: 2 nẹp gỗ, bông độn, băng cuộn, khăn tam giác

Tiến hành:

+ Người thứ nhất: đứng đối diện với nạn nhân, một tay giữ khuỷu, một tay

nắm các ngón 2, 3, 4, kéo nhẹ sao cho khớp cổ tay thẳng trục với cẳng tay

+ Người thứ hai:

Độn bông vào khuỷu, cổ tay

Đặt một nẹp vào mặt trước cẳng tay từ nếp khuỷu đến hết khớp bàn ngón;  một nẹp ở mặt sau cẳng tay từ khuỷu đến hết  khớp bàn ngón.

Dùng 3 cuộn băng để cố định nẹp ở vị trí: 1/3  trên cẳng tay, 1/3 dưới cẳng tay, tại ổ gãy.

Dùng băng cuộn hoặc khăm tam giác để treo cẳng tay sao cho đúng góc độ và nạn nhân thoải mái.

Có thể dung cuộn băng to bản để cố định cánh tay vào thân.

Kiểm tra độ vững chắc, dặn dò và chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị chuyên khoa.

Sơ cứu gãy xương
Bất động gãy xương cẳng tay trong sơ cứu gãy xương

4. Bất động gãy kín xương đùi

4.1.Bất động gãy xương đùi trường hợp không có nẹp

-Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa

-Dụng cụ: bông độn, 5 cuộn băng

-Tiến hành

*Người thứ nhất

+ Đứng phía dưới chân tổn thương, nắm lấy cổ chân bệnh nhân kéo từ

từ,nhẹ nhàng vừa kéo vừa nâng chân bệnh nhân lên khỏi mặt giường

+ Hướng dẫn BN giơ chân bên lành lên khép vào chân tổn thương

*Người thứ 2

+ Độn bông vào giữa 2 chân ở vị trí mắt cá trong gối và bẹn

+ Dùng băng cuộn cố định 2 chân BN vào nhau ở các vị trí: cổ chân

(băng số 8), cẳng chân, ngang gối, trên ổ gãy, dưới ổ gãy

4.2. Bất động gãy xương đùi trường hợp có 1 nẹp

-Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa

-Dụng cụ: 1 nẹp, bông độn, 6 cuộn băng

-Tiến hành

*Người thứ nhất

Đứng phía dưới chân tổn thương, một tay đỡ gót chân BN, Kéo theo trục

của chi, một tay nắm bàn chân BN hơi đẩy ngược về phía đùi sao cho bàn chân

vuông góc với cẳng chân .

*Người thứ 2

+Độn bông vào cổ chân, gối, đầu nẹp

+Hướng dẫn nạn nhân co chân lành, gót chân chạm vào mông, kiễng chân lành để

nâng mông lên.

+Luồn nẹp vào mặt sau chân, từ dưới xương bả vai đến gót

+Dùng 6 cuộn băng cố định nẹp ở vị trí: cổ chân( băng số 8), dưới gối, trên gối, gốc đùi,

ngang 2 mào chậu, ngang ngực

+Kiểm tra độ vững chắc, dặn dò chuyển BN đi

4.3. Bất động gãy xương đùi trường hợp có 2 nẹp

-Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa

-Dụng cụ: 2 nẹp, bông độn, 6 cuộn băng

-Tiến hành

*Người thứ nhất

Đứng phía dưới chân tổn thương, một tay đỡ gót chân BN, Kéo theo trục của chi, một

tay nắm bàn chân BN hơi đẩy ngược về phía đùi sao cho bàn chân vuông góc với cẳng chân .

*Người thứ 2

+Độn bông vào cổ chân, gối, mào chậu, các đầu nẹp

+Đặt một nẹp ở trong đùi từ nếp bẹn đến mắt cá trong, một nẹp phía ngoài đùi từ hõm

nách đến mắt cá ngoài.

+Dùng 6 cuộn băng cố định nẹp ở vị trí: cổ chân( băng số 8), dưới gối, trên gối, gốc đùi, ngang 2 mào chậu, ngang ngực

+Kiểm tra độ vững chắc, dặn dò, chuyển BN đi

bất động gãy xương đùi
Kỹ thuật bất động gãy xương đùi

4.4. Bất động gãy xương đùi trường hợp có 3 nẹp

-Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa

-Dụng cụ: 2 nẹp, bông độn, 6 cuộn băng

-Tiến hành

*Người thứ nhất

Đứng phía dưới chân tổn thương, một tay đỡ gót chân BN, Kéo theo trục của chi, một tay

nắm bàn chân BN hơi đẩy ngược về phía đùi sao cho bàn chân vuông góc với cẳng chân .

*Người thứ 2

+Độn bông vào cổ chân, gối, mào chậu, các đầu nẹp

+Hướng dẫn nạn nhân co chân lành, gót chân chạm vào mông, kiễng chân lành để nâng

mông lên.

+Luồn nẹp vào mặt sau chân, từ dưới xương bả vai đến gót .

+Đặt một nẹp ở trong đùi từ nếp bẹn đến mắt cá trong, một nẹp phía ngoài đùi từ hõm nách

đến mắt cá ngoài.

+Dùng 6 cuộn băng cố định nẹp ở vị trí: cổ chân( băng số 8), dưới gối, trên gối, gốc đùi, ngang 2 mào

chậu, ngang ngực

+Kiểm tra độ vững chắc, dặn dò, chuyển BN đi

  1. Bất động gãy xương cẳng chân

Tư thế: nằm ngửa thoải mái trên cáng

Tiến hành

Đánh giá tình trạng tuần hoàn chân bệnh nhân: bắt mạch mu chân (nếu yếu thì đổi tay để bắt lại) và luôn so sánh với chân bên còn lại

Đặt bông và băng cuộn

Người thứ nhất: đứng phía dưới chân tổn thương, một tay đỡ chân nạn nhân, kéo theo trục của chi, một tay nắm bàn chân hơi đẩy ngược về phía đùi sao cho bàn chân vuông góc với cẳng chân

Người thứ hai: tay giữ khoeo

Người làm chính:

+ Đặt 2 nẹp phía trong và phía ngoài cẳng chân

+ Đặt các miếng bông lót ở vị trí tì đè: mắt cá trong và ngoài, lồi cầu trong và ngoài xương đùi, 2 đầu trên nẹp

+ Dùng các cuộn băng để cố định nẹp ở các vị trí: trên gối, dưới gối, cổ chân (băng số 8)

– Kiểm tra tình trạng tuần hoàn, nhiệt độ, cảm giác của chân bệnh nhân

bất động gãy xương cẳng chân
Kỹ thuật bất động gãy xương cẳng chân

6. Một số trường hợp bất động gãy xương khác

6.1 Bất động gãy xương hở

Không được kéo đầu xương gãy vào trong.

Đặt một miếng gạc hoặc miếng vải sạch lên trên đầu xương chồi ra.

Đặt một vành khăn hoặc một đệm bông hình bán nguyệt lên trên vết thương.

Băng ép vết thương để cầm máu.

Dùng nẹp cố định theo tư thế gãy xương.

Đây là cấp cứu ưu tiên,cần giảm đau, chống shock, bất động tốt và chuyển tới viện khi toàn trạng nạn nhân ổn định

Lưu ý: giữ gìn tư thế đúng trong khi vận chuyển và theo dõi sát tinh trạng toàn thân của nạn nhân.

6.2. Bất động gãy xương sườn

Tư thế : đặt bệnh nhân nằm ngửa trên ván cứng

Dụng cụ : băng dính to bản, băng gạc

Tiến hành: dùng băng dính to bản cố định xương gãy bằng cách dán ngửa ngực phía bị gãy cả phía trước lẫn phía sau

Giảm đau chống shock chuyển nạn nhân tới viện khi toàn trạng ổn định.

6.3. Bất động trong gãy cột sống cổ

– Tư thế :

Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên ván cứng.

Đỡ đầu không để nghiêng sang 2 bên.

– Dụng cụ : băng chun, băng tam giác

– Tiến hành:

Nới rộng cổ áo, lót 1 vòng đệm cổ.

Đặt phần giũa của vòng đệm cổ vào phía trước của cổ ngay phía dưới cằm.

Quấn vòng đệm cổ này quanh cổ nạn nhân và buộc nút ở phía trước của cổ.

Đảm bảo chắc chắn rằng vòng đệm cổ không gây tắc nghẽn đường thở

– Ủ ấm cho nạn nhân và nhanh chóng vận chuyển đến viện khi toàn trạng ổn định và cổ được cố định vững.

6.4. Bất động trong gãy xương cột sống lưng- thắt lưng

Tư thế : đặt bệnh nhân nằm ngửa trên ván cứng

Dụng cụ : băng chun 8 cuộn

Tiến hành:

Kiểm tra xem nạn nhân có tổn thương phối hợp không : gãy xương khác, vỡ phủ tạng,…

Giữ đầu không để đầu nghiêm sang 2 bên

Đỡ 2 chân sao cho bàn chân vuông góc với cẳng chân.

Dùng 8 cuộn băng to cố định nạn nhân trên ván cứng ở các vị trí : trán, cằm, ngực, ngang mào chậu, đùi, trên gối, dưới gối, cẳng chân.

Giảm đau chống shock chuyển nạn nhân tới viện khi toàn trạng ổn định và đã được bất động vững cột sống.

6.5. Bất động trong vỡ khung chậu

Tư thế : đặt bệnh nhân nằm ngửa chân duỗi thẳng hoặc hơi co đầu gối.

Dụng cụ : gối hoặc chăn mỏng, băng to bản.

Tiến hành:

Dùng gối hoặc chăn mỏng gấp lại để kê dưới khoeo.

Dùng băng to bản buộc giữ khung chậu.

Đặt đệm mỏng vừa đủ vào giữa 2 đầu gối và mắt cá chân.

Buộc cố định 2 chân vào nhau.

Giảm đau chống shock chuyển nạn nhân tới viện khi toàn trạng ổn định.

Related posts

5 Thoughts to “BẤT ĐỘNG GÃY XƯƠNG, KỸ THUẬT BẤT ĐỘNG XƯƠNG GÃY”

  1. […] Sau khi đã nắn sai khớp thành công thì cần bất động khớp sai theo thời gian nhất định ở tư thế cơ năng. Điều này giúp cho bao […]

  2. […] tay. Quấn băng vừa phải để giữ nẹp. Treo ép vào thân tư thế gấp khuỷu 900. Xem thêm: Bất động xương gãy.; Các phương pháp điều trị gãy […]

Leave a Comment