CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
>> CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
1. Đại cương về chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư
Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư và AIDS là sự kết hợp nhiều biện pháp:
+ Để làm giảm sự chịu đựng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
+ Thông qua phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau và những vấn đề tâm lý
+ Tư vấn và hỗ trợ nhằm giải quyết những vấn đề xã hội và tâm lý mà bệnh nhân và gia đình đang phải gánh chịu.
– Đối tượng chăm sóc giảm nhẹ: Bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư bằng các biện pháp điều trị đặc biệt như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, nội tiết… Và đặc biệt hơn là những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
* Mục đích của chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư
– Nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
– Góp phần kéo dài thêm cuộc sống.
– Giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng để người bệnh trở thành người có ích cho xã hội, cho gia đình.
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện thể hiện trên các mặt:
+ Thuyên giảm bệnh. Nâng cao sức khỏe chung bằng các biện pháp điều trị làm thuyên giảm nguyên nhân gây bệnh, giảm đau và các triệu chứng thực thể khác.
+ Được hỗ trợ, giúp đỡ nâng cao sức khỏe tinh thần, tâm lý, tâm linh. Được giúp đỡ các vấn đề xã hội có liên quan đến bệnh nhân.
+ Được cải thiện các chức năng sinh lý bình thường của con người.
+ Được phục hồi các chức năng sinh lý của con người như khả năng lao động chân tay, trí óc.
Thành phần tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư:
+ Nòng cốt là các nhân viên y tế tạo nên các nhóm đa chuyên ngành. Các nhóm này hoạt động theo nguyên tắc phối hợp chặt chẽ với nhau và theo từng nhóm.
+ Nhóm chăm sóc hạt nhân gồm các nhân viên y tế, điều dưỡng viên, nhân viên xã hội, thân nhân người bệnh trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.
+ Nhóm chăm sóc phối hợp bao gồm các ngành y tế khác cũng trợ giúp cho người bệnh như: Vật lý trị liệu, dinh dưỡng, tôn giáo trong thế giới tâm linh của bệnh nhân.
+ Những người khác bao gồm: tình nguyện viên, từ thiện, người hoạt động âm nhạc, mỹ thuật, thầy thuốc đông y, châm cứu,..
* Nguyên tắc trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư:
– Chăm sóc toàn diện, lấy bệnh nhân làm trung tâm.
– Ranh giới giữa việc điều trị triệt căn và điều trị triệu chứng: Hoàn toàn phụ thuộc vào từng bệnh nhân, vì lợi ích của bệnh nhân.
– Không trì hoãn cũng như thúc đẩy cái chết tự nhiên.
– Nguyên tắc đạo đức trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư: Mỗi bệnh nhân phải nhận được sự tôn trọng; có cơ hội và thông tin cần thiết để đưa ra quyết định của riêng bản thân. Tôn trọng những khác biệt về văn hóa khi xác định cách thức và người ra quyết định phù hợp nhất.
– Những lợi ích và gánh nặng của điều trị cần được đánh giá trên ngyên tắc: Cân đối lợi – hại:
+ Nghiêm cấm gây ra cái chết có chủ ý.
+ Không được từ bỏ hay bỏ rơi bệnh nhân.
>> Chăm sóc giảm nhẹ bao gồm cả sự hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội cho người bệnh.
2. Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư khi bệnh nhân ĐAU
– Cơ chế đau do ung thư:
+ Do ung thư xâm lấn vào xương, thần kinh, phần mềm, gây chèn ép hoặc gây bít tắc các tạng.
+ Do viêm loét xung quanh u.
+ Do các biện pháp điều trị: Đau sau mổ, sau xạ trị, viêm thần kinh sau điều trị hóa chất.
+ Ngoài ra, đau còn chịu tác động của các yếu tố tâm lý, xã hội,…
– Đánh giá mức độ đau của bệnh nhân:
+ Dựa vào quan sát khách quan của thầy thuốc: nét mặt, dáng đi,…của bệnh nhân.
+ Dựa vào cảm giác chủ quan của người bệnh: Hỏi thời gian đau, ảnh hưởng của đau đến việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, tự đánh giá mức độ đau,…
+ Thăm dò hiệu quả giảm đau của các thuốc và lý liệu pháp.
+ Có thể đánh giá mức độ đau theo thang điểm từ 0-10. hoặc theo khuôn mặt của Wong – Backer (đối với trẻ em và bệnh nhân không nói được).

– Điều trị đau trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư
Nguyên tắc:
Xác định nguyên nhân đau
Ưu tiên đường uống
Theo liều: Dùng đúng liều, đúng thời gian
Dùng đúng theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới.

Theo từng cá thể: Liều thuốc giảm đau chuẩn là liều: Làm giảm đau + tác dụng phụ ở mức chấp nhận được.
Kết hợp với thuốc bổ trợ: Thuốc an thần, chống viêm, chống táo bón,..
Kết hợp với các phương pháp điều trị khác: Tâm lý liệu pháp, xạ trị giảm đau, hóa trị giảm đau, lý liệu pháp…
Đánh giá hiệu quả giảm đau của điều trị.
Các thuốc giảm đau dùng trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư:
+ Nhóm không opioid: Chỉ định cho mức đau nhẹ và có thể kết hợp khi điều trị cho đau trung bình và nặng.
Acetaminophen, Nhóm kháng viêm giảm đau không Steroid (NSAIDS)
+ Nhóm Opioid yếu: Chỉ định cho đau trung bình: Codein, Tramadol, Dextropropoxyphene.
+ Nhóm Opioid mạnh: Chỉ định cho đau trung bình và nặng: Morphin, Oxycodone, Hydromorphone, Fentanyl,..
+ Nhóm thuốc hỗ trợ:
Thuốc chống trầm cảm chỉ định cho đau thần kinh.
Thuốc chống co giật chỉ định cho đau thần kinh với cảm giác nhói giật.
Corticoid: Giảm đau do phù nề, viêm, chèn ép thần kinh hay tủy sống.
Nhóm co thắt cơ trơn, nhóm giãn cơ vân…
3. Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư khi bệnh nhân KHÓ THỞ.
* Nguyên nhân gây khó thở ở bệnh nhân ung thư:
– Liên quan đến bệnh ung thư: Tắc nghẽn đường thở do khối u, tràn dịch màng phổi, ung thư tràn lan theo đường bạch mạch, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên, khối u xâm lấn thành ngực, dịch ổ bụng,…
– Liên quan đến điều trị: Phẫu thuật cắt phổi hoặc thùy phổi, xơ hóa phổi do xạ trị, tác dụng phụ của hóa trị.
– Các bệnh khác: Tắc nghẽn phổi, hen phế quản, tắc mạch phổi, suy tim trái, viêm phổi, thiếu máu, yếu cơ ngực,…
* Điều trị khó thở trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư.
– Xác định nguyên nhân gây khó thở, mức độ khó thở.
– Điều trị chung với mọi nguyên nhân gây khó thở:
+ Tư thế bệnh nhân: Ngồi hoặc nằm cao đầu thoải mái.
+ Phòng bệnh thoáng mát, nhiệt độ phòng thấp, có quạt mát với luồng gió nhẹ đến mặt bệnh nhân.
+ Thở Oxy với các trường hợp khó thở cấp tính: Có thể từ 2 – 4 lít/phút. Cho thở ngắt quãng 10 – 20 phút mỗi giờ.
+ Sử dụng Morphin liều thấp: Khởi đầu với 5mg đường uống hoặc 2mg đường tiêm mỗi 2 – 4 giờ và khi cần. Đánh giá lại tình trạng khó thở của bệnh nhân và có thể tăng liều cho đến khi đạt hiệu quả.
+ Khí dung: Chỉ sử dụng huyết thanh mặn 0,9% để tránh gây kích thích đường hô hấp, pha cùng Morphin, có thể kèm theo Dexamethason.
+ Cơn khó thở kèm theo hoảng loạn: Thêm thuốc an thần như Lorazepam, Diazepam, hay Midazolam.
– Điều trị bổ sung tùy thuộc nguyên nhân gây khó thở.
4. Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư khi bệnh nhân NÔN VÀ BUỒN NÔN.
Điều trị theo nguyên nhân. Và nên bắt đầu với một thuốc chống nôn dựa vào cơ chế gây nôn. Việc kết hợp thuốc thứ hai với cơ chế, tác dụng, chỉ định sau khi thuốc thứ nhất cho hiệu quả thấp. Lựa chọn đường tiêm khi nôn ở tình trạng nặng.
Điều trị theo nguyên nhân gây nôn trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư:
– Buồn nôn/nôn do độc tố: Điều trị xạ trị hay hóa trị vùng bụng.
Ondansetron 8mg có thể dùng 3 lần/ngày.
Dexamethason 4 – 16 mg/ngày chia thành 1-2 lần.
Metoclorpamide 10mg, 4-6 lần/ngày.
– Buồn nôn/nôn do kích thích tiền đình:
Diphenhidramide 25-50mg, 3-4 lần/ngày.
Spocolamine 1,5-6 mg, miếng dán da 2 giờ/lần. Hoặc 0,1-0,2mg tiêm dưới da 6-8 giờ/lần.
– Buồn nôn/nôn do tăng áp lực nội sọ do khối u hay di căn não:
Dexamethason 4 – 16 mg/ngày chia thành 1-2 lần, uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
– Buồn nôn, nôn do liệt ruột và dạ dày:
Metoclorpamide 10mg, 4 lần/ngày.
– Buồn nôn, nôn do viêm loét đường tiêu hóa
Omeprazol 20 – 40 mg, ngày uống 1-2 lần.
Famotidin 40mg, uống, 1-2 lần/ngày.
– Bồn nôn, nôn do tắc ruột:
Dexamethason 4 – 16 mg/ngày chia thành 1-2 lần, uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Đặt ống thông mũi – dạ dày để dẫn lưu dịch dạ dày.
Phẫu thuật giảm nhẹ làm hậu môn nhân tạo nếu phù hợp với mục tiêu chăm sóc.
– Buồn nôn, nôn do lo âu:
Diazepam 5 – 10mg theo nhu cầu hoặc 2 – 3 lần/ngày.
Loazepam 0,5 – 2mg theo nhu cầu hoặc 3 – 6 lần/ngày.
5. Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư khi bệnh nhân CÓ TRIỆU CHỨNG VÙNG MIỆNG.
– Triệu chứng: Viêm loét niêm mạc miệng, đau miệng, khó nuốt, tổn thương Herpes, nấm,…
– Điều trị:
+ Tại chỗ: Vệ sinh răng miệng đều đặn, làm sạch giả mạc, bôi kem dưỡng môi có Vitamin E, giảm đau tại chỗ bằng kem Xylocain 2%, 3ml mỗi 3 giờ hay trước ăn. Nếu đau nặng dùng dung dịch Morphin 1,5mg ngậm và nuốt.
+ Tránh các chất kích thích, ăn nhiều rau quả, bù đủ nước.
+ Điều trị một số trường hợp cụ thể:
Herpes miệng: Thường xuyên xuất hiện khi đang hóa trị, điều trị với Acyclovir…
Nấm miệng: Clotrimaole, Fluconazol, Nistatin, Ketoconazole.
Hơi thở hôi: Xúc hay rửa miệng đều đặn, rửa vòm họng, dùng Metronidazol, Tinedazol.
6. Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư khi bệnh nhân CÓ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP TỦY SỐNG.
* Triệu chứng và dấu hiệu:
– Đau tại chỗ: dai dẳng, tăng lên khi ho, hắt hơi hay đi ngoài.
– Đau kiểu thần kinh: Lan xuyên hay nhói giật, dị cảm, tê bì,… tăng về đêm, khi đi lại. Lan theo vị trí giải phẫu dây thần kinh chi phối.
– Yếu chi và thay đổi dáng đi, thay đổi cảm giác, rối loạn cơ tròn.
* Điều trị hội chứng chèn ép tủy sống trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư.
– Liệu pháp Corticoid:
+ Nên được chỉ định sớm.
+ Là chỉ định với chính bệnh nhân chỉ số PS4, tiên lượng xấu.
+ Đạt hiệu quả cải thiện chức năng thần kinh và giảm đau.
+ Giảm phù và giảm viêm ung thư.
+Dexamethasone liều cao có thể 20 – 24mg, trong thời gian 7-14 ngày và giảm liều sau mỗi 3 – 4 ngày.
– Xạ trị:
+ Nên chỉ định ngay sau khi có chẩn đoán.
+ Xác định rõ vị trí tổn thương.
+ Không có bất động cột sống
+ Hiệu quả tốt với u Lympho ác, ung thư tinh hoàn, đa u tủy xương. Hiệu quả trung bình với ung thư vú, tiền liệt tuyến, thận. Hiệu quả kém trong ung thư phổi.
+ Khi chỉ số PS 1-2.
+ U tái phát ở vị trí xạ trị trước đó.
+ Đáp ứng kém và tình trạng xấu đi khi đang xạ trị.
+ Gãy xương bệnh lý kèm cột sống bất động hoặc hội chứng chèn ép tủy do tổn thương xương.
+ Khối u kháng xạ trị và thâm nhiễm thần kinh: Phẫu – xạ phối hợp.
+ Chỉ định với u nhạy cảm hóa trị như u Lympho ác, u tế bào mầm,…
+U tái phát tại vị trí xạ trị hay phẫu thuật trước đó.
+ Liệt nửa người dưới do ung thư tiền liệt tuyến di căn có thể chỉ định hormon liệu pháp.
7. Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư khi bệnh nhân TRẦM CẢM VÀ LO ÂU.
Trầm cảm là tình trạng tâm thần làm bạn thay đổi ý nghĩ và cảm xúc, ảnh hưởng đến hành vi xã hội và ý thức về tình trạng sức khỏe của mình.
Lo âu là cảm giác sợ hãi và linh tính về điềm gở kèm theo các triệu chứng thần kinh thực vật.
– Chẩn đoán trầm cảm, lo âu trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư:
+ Mất cảm hứng và không còn cảm nhận được niềm vui.
+ Buồn và đau khổ âm thầm kéo dài.
+ Thay đổi các mô hình giấc ngủ.
+ Giảm sức năng lượng cơ thể.
+ Cảm giác tuyệt vọng và vô dụng.
+ Khó tập trung.
+ Ăn quá nhiều hoặc bỏ ăn.
+ Từ bỏ giao tiếp hoặc tránh gặp người khác.
+ Mong được chết hoặc tin tưởng cái chết đến sớm.
– Điều trị lo âu, trầm cảm cho bệnh nhân ung thư
+ Điều trị lo âu: bằng can thiệp hỗ trợ tâm lý + Thuốc: Benzodiazepine, thuốc an thần, thuốc kháng cholinergic.
+ Điều trị trầm cảm: Tham gia các hoạt động mà người đó yêu thích. Thuyết phục nhẹ nhàng và không hối thúc, không buộc tội là lười, giả vờ ốm hay hi vọng bỏ được tật xấu.
Thuốc: Hiệu quả sau ít nhất 2 tuần
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: amitriptyline khởi đầu 10 – 25 mg, trước khi ngủ và tăng liều đến hiệu quả. Tối đa 50-200 mg/ngày.
Chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI).
Thuốc chống trầm cảm không điển hình, thuốc chống hưng thần.
8. Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư khi bệnh nhân MẤT NGỦ.
Mất ngủ là cảm giác chủ quan liên quan đến tình trạng khó ngủ hay ngủ không tốt.
– Tạo môi trường thoải mái trong phòng ngủ.
– Điều trị đau và các nguyên nhân gây mất ngủ.
– Điều trị trầm cảm và lo âu.
– Diazepam 5 – 10mg hoặc Lorazepam 0,5 – 2 mg, dùng trước khi ngủ.
9. Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư khi bệnh nhân CHÁN ĂN, SUY MÒN.
Chán ăn là sự mất ngon miệng.
Suy mòn là tình trạng sụt cân ngoài mong muốn.
Thường kèm theo mệt mỏi và ung thư giai đoạn tiến triển.
Xử trí chán ăn, gầy mòn ở bệnh nhân ung thư:
– Đánh giá và điều trị những tình trạng bệnh lý có thể phục hồi như: Lao hay trầm cảm.
– Giáo dục và hỗ trợ về tình cảm.
– Khuyến khích ăn những thức ăn yêu thích, chất bổ sung dinh dưỡng.
-Steroids có thể kích thích ngon miệng nhưng tác dụng thường hạn chế.
– Dinh dưỡng nhân tạo qua ống thông mũi, dạ dày hoặc ống mở thông dạ dày. Hiếm khi cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
10. Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư khi bệnh nhân LOÉT DA VÙNG TỲ ĐÈ.
Là tình trạng tổn thương da do thiểu dưỡng, khi bị tỳ đè lâu.
Tùy theo mức độ khác nhau mà cần có sự chăm sóc phù hợp:
– Giai đoạn I: Đỏ da vùng tỳ đè:
Giảm áp lực lên vết loét, đệm mềm, thường xuyên thay đổi tư thế, 2 giờ/lần, giữ khô ráo, tránh sang chấn khi kéo, trượt, điều trị đau nếu có.
– Giai đoạn II: Có nốt phồng hoặc nốt loét nhỏ.
Xử trí như giai đoạn I, đắp màng bán thấm, bảo vệ da lành xung quanh bắng bột Talc.
– Giai đoạn III: Loét da và tổ chức mô dưới da:
Xử trí như giai đoạn I, II. Làm sạch tổn thương bằng dung dịch iod Duoderm.
– Giai đoạn IV: Loét sâu, tổn thương gân, cơ, xương khớp.
Xử trí như giai đoạn III. Cắt bỏ tổ chức hoại tử. Chăm sóc mùi hôi thối: Rắc bột Metronidazol.
11. Chăm sóc tâm lý – xã hội cho bệnh nhân ung thư
Chăm sóc tâm lý xã hội là các can thiệp giúp cá nhân và người chăm sóc ứng phó với sự đau khổ do bệnh kéo dài và tử vong. Mực đích đem lại sự bình an về tinh thần, tình cảm, xã hội.
– Với người bệnh: cảm giác tội lỗi, giảm tính tự tin, sợ bị cô lập, cô đơn, không thiết sống, sợ chết, lo lắng về tương lai, sợ mất thu nhập, vị thế xã hội,…
– Với gia đình và người chăm sóc: Buồn vì sắp mất người thương yêu, thiếu đào tạo kỹ năng chăm sóc, lo lắng liên quan đến vấn đề tài chính, thuốc điều trị,…
* Cá tình huống cần hỗ trợ chăm sóc tâm lý – xã hội trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư: Chia sẻ các thông tin xấu. Tư vấn các biện pháp điều trị. Tư vấn cho người sắp qua đời, tư vấn cho gia đình mất người thân. Quan tâm đến người chăm sóc, tránh tình trạng quá tải.
* Phẩm chất cần có trong hỗ trợ tâm lý – xã hội: Nhận thức tốt vấn đề. Không phán xét, tôn trọng giá trị cá nhân. Chuyên nghiệp, không để bị ảnh hưởng bởi tâm trạng người bệnh. Có đạo đức và trung thực. Cảm thông, biết chia sẻ. Có hiểu biết về chuyên môn và văn hóa.
* Chăm sóc giai đoạn cuối đời cho bệnh nhân ung thư:
– Hỗ trợ tinh thần:
+ Thường xuyên có mặt động viên người bệnh.
+ Tạo điều kiện để người bệnh có cơ hội nói lên cảm xúc, mong muốn.
+ Thông cảm, chia sẻ, chấp nhận.
+ Tôn trọng quyết định của người bệnh.
+ Không tạo hy vọng giả tạo.
+ Hỗ trợ tín ngưỡng.
– Giảm bớt sự đau đớn và chịu đựng.
+ Mục đích: Tạo sự dễ chịu
+ Điều trị đau thỏa đáng.
+ Các biện pháp can thiệp phải đơn giản, ít sang chấn nhất.
+ Chăm sóc khác vào giai đoạn cuối của bệnh nhân ung thư: Dinh dưỡng, vệ sinh, chăm sóc người bệnh khi tử vong,…