ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA VÀ CHẨN ĐOÁN
Điều trị xuất huyết tiêu hóa cần đảm bảo nguyên tắc: Phục hồi lại lượng máu đã mất và hồi sức cho bệnh nhân – Cầm máu – Xử trí các nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa để tránh tái phát…
I. Chuẩn đoán nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa:
Chuẩn đoán nguyên nhân góp phần tích cực cho việc điều trị xuất huyết tiêu hóa triệt để. Đồng thời giúp bệnh nhân phòng bệnh.
Nguyên nhân chia thành 2 nhóm chính: Xuất huyết tiêu hóa do chính tổn thương ở hệ thống tiêu hóa và xuất huyết tiêu hóa là biểu hiện của bệnh toàn thân.
* Xuất huyết tiêu hóa do tổn thương ở hệ tiêu hóa:
– Tổn thương ở miệng, lợi
– Tổn thương thực quản: Viêm thực quản cấp, vỡ vòng nối tĩnh mạch cửa chủ.
– Tổn thương dạ dày: Hội chứng Mallory – Weiss, viêm trợt dạ dày chảy máu ồ ạt, loét dạ dày, ung thư dạ dày.
– Tổn thương đường mật.

* Xuất huyết tiêu hóa là biểu hiện của các tổn thương ngoài đường tiêu hóa:
– Tổn thương do dùng thuốc: Sau khi uống Aspirin, thuốc giảm đau,…
– Viêm thành mạch dị ứng: Hội chứng Scholein – Henoch thể bụng.
– Sau Stress hoặc choáng váng nặng.
– Bệnh máu: Bệnh bạch cầu cấp – mạn, bệnh suy tủy xương,…
II. Điều trị xuất huyết tiêu hóa
-
Nguyên tắc chung điều trị xuất huyết tiêu hóa
Trong điều trị xuất huyết tiêu hóa cần đảm bảo các nguyên tắc:
– Phục hồi lại lượng máu đã mất và hồi sức cho bệnh nhân.
– Cầm máu
– Xử trí các nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa để tránh tái phát.
-
Điều trị xuất huyết tiêu hóa bằng nội khoa
a, Xử trí xuất huyết tiêu hóa tại tuyến cơ sở
* Có chảy máu nhẹ hoặc nghi ngờ bị xuất huyết tiêu hóa:
– Chuyển đến bệnh viện là tốt nhất.
– Nếu không có điều kiện thì nên nằm nghỉ ngơi rồi theo dõi thêm.
* Chảy máu vừa và nặng:
– Nằm đầu thấp, bất động trên giường.

– Truyền dịch và chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
b, Điều trị xuất huyết tiêu hóa tại bệnh viện:
* Chảy máu nhẹ:
– Nằm nghỉ ngơi tại giường, ăn nhẹ.
– Theo dõi về lâm sàng và các xét nghiệm hàng ngày.
– Tìm máu trong phân.
* Chảy máu vừa và nặng:
– Nằm thấp đầu
– Truyền dịch: Các dung dịch truyền: Tốt nhất là Dextran, hoặc thay thế bằng NaCl 0,9%; Glucose 5 – 10%.
– Truyền máu: Tùy theo mức độ mất máu, tối thiểu phải đảm bảo hồng cầu > 2 triệu/mm3, bệnh nhân hết rối loạn ý thức.
– Thuốc cầm máu: Transamin, tinh chất thùy sau tuyến yên…
– Đặt ống thông dạ dày để theo dõi chảy máu

– Hồi sức, chống sốc nếu có.
– Thở oxy nếu có khó thở.
– Chế độ ăn: Ăn những món ăn mềm, lỏng, nhẹ.
** Điều trị xuất huyết tiêu hóa từ nguyên nhân:
Tùy từng nguyên nhân cụ thể mà có cách điều trị xuất huyết tiêu hóa như sau:
– Do loét dạ dày – tá tràng:
+ Cimetidin 1000mg truyền hoặc tiêm tĩnh mạch 4-5 lần/ngày.
Hoặc Losec 20mg tiêm hoặc truyền tĩnh mạch 2 – 3 ngày, sau đó dùng đường uống.
+ Điều trị xuất huyết tiêu hóa qua nội soi: Tiêm cầm máu bằng Adrenalin 1/10000.
Tiêm xơ ổ loét bằng Polidocanol; kẹp cầm máu bằng kim loại; chiếu Laser.
+ Nếu điều trị nội khoa không có kết quả thì can thiệp bằng phẫu thuật.
– Ung thư dạ dày: Tiêm cầm máu tại chỗ.
– Polyp dạ dày: Cắt bằng điện.
– Do giãn, vỡ tĩnh mạch thực quản:
+ Đặt bóng ép Sengstaken, sonde Blacker – More.
+ Điều trị qua nội soi: Tiêm xơ, tiêm đông, thắt bằng vòng cao su.
+ Truyền Vasopresin, Stimalin làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa.
+ Điều trị dự phòng hôn mê gan.
-
Điều trị xuất huyết tiêu hóa bằng ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa cho xuất huyết tiêu hóa chỉ định dùng cho các trường hợp:
– Chảy máu nặng mà không có máu hoặc các chế phẩm thay thế máu.
– Nội soi thấy máu phụt thành tia mà không có kẹp cầm máu.
– Điều trị nội tích cực, đúng cách mà sau 24h máu vẫn còn tiếp tục chảy.
– Tiền sử bị chảy máu nhiều lần.
-
Chăm sóc bệnh nhân trong quá trình điều trị xuất huyết tiêu hóa
– Khi đang chảy máu:
+ Chế độ ăn lỏng như nước cháo, sữa, nước thịt, nước hoa quả.
Ăn thành nhiều bữa ăn nhẹ, không nên để bệnh nhân bị đói
+ Tránh dùng các thuốc chống viêm non corticoid, steroid, thuốc chống đông máu.
+ Theo dõi nôn máu, đi ngoài ra máu: về khối lượng, tính chất.
+ Theo dõi huyết áp, mạch, tình trạng tri giác của người bệnh.
+ Đo huyết áp tĩnh mạch trung tâm.
+ Làm các xét nghiệm máu.
– Khi ngừng chảy máu:
+ Theo dõi, phòng xuất huyết trở lại.
+ Chế độ ăn: Thức ăn đặc dần trở lại.
– Dự phòng xuất huyết tiêu hóa:
+ Điều trị tốt các nguyên nhân
+ Tránh căng thẳng thần kinh.
+ Kiêng sử dụng rượu, thuốc lá,..
+ Không lạm dụng các thuốc chống đau, giảm viêm.
[…] là một trong những tác nhân gây tiêu chảy, có thể dẫn tới viêm đại tràng xuất huyết và hội chứng tan máu ure […]