ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN
Điều trị suy tim mạn muốn hiệu quả cần phân biệt rõ các giai đoạn suy tim.
Phân loại mới về suy tim của ACCF/AHA:
· GĐ A: BN có nguy cơ cao bị suy tim nhưng không có bằng chứng có bệnh tim thực thể.
· GĐ B: BN có bệnh tim thực thể nhưng không có những dấu chứng hay triệu chứng của suy tim.
· GĐ C: BN có những dấu chứng hay triệu chứng trước đó hay hiện tại của suy tim.
· GĐ D: BN suy tim trơ cần những can thiệp đặc biệt.

Điều trị suy tim GĐ A và B:
· Cần phát hiện sớm BN ở GĐ A và B để can thiệp sớm nhằm làm giảm bệnh suất và tử suất về lâu dài của suy tim
· Bệnh mạch vành, tăng huyết áp và ĐTĐ là 3 YTNC chính gây suy tim (tham khảo phác đồ xử trí các bệnh trên).
· Thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn beta là trị liệu nền tảng đối với BN ở GĐ B.
Điều trị suy tim GĐ C:
· Điều trị suy tim mạn không bằng thuốc:
Giáo dục BN là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong xử trí suy tim: BN phải hiểu rõ vai trò của việc tuân thủ điều trị thuốc, hạn chế muối (<3g/ng), hoạt động thể lực, thực hiện nếp sống lành mạnh, giảm cân.
Điều trị suy tim mạn bằng thuốc:
§ Điều trị suy tim mạn bằng thuốc ức chế men chuyển: Làm giảm hậu tải và tiền tải.
Dùng cho mọi BN suy tim. Làm giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện ở BN suy tim với CNTTTT giảm.
§ Captopril: khởi đầu 6.25mg x 3/ng. Liều đích 50mg x 3/ng .
§ Lisinopril: Khởi đầu 2.5-5mg/ng. Liều đích 20-40mg/ng.
§ Enalapril: Khởi đầu 2.5mg x 2/ng. Liều đích 10-20mg x 2/ng.
§ Ramipril: liều đích 5-10mg/ng.
§ các thuốc khác cùng nhóm có chỉ định trong điều trị suy tim mạn.
§ Điều trị suy tim mạn bằng thuốc chẹn bêta: Nhiều cơ chế tác dụng.
Dùng cho mọi BN. Cải thiện triệu chứng và làm giảm tỷ lệ tử vong ở BN suy tim với CNTTTT giảm. Các thuốc đã được công nhận:
§ Carvedilol: Khởi đầu 3.125mg x 2/ng. Liều đích 25mg x 2/ng.
§ Metoprolol succinate: khởi đầu 12.25mg/ng. Liều đích 200mg/ng.
§ Bisoprolol: khởi đầu 1.25mg/ng. Liều đích 10mg/ng.
§ Nebivolol: 5-10mg/ng. Mặc dù có một số tác dụng thuận lợi trong suy tim nhưng không thể được coi là tương đương với các thuốc chẹn beta điều trị suy tim hiện hành, và chưa được FDA công nhận.
§ Điều trị suy tim mạn bằng thuốc kháng thụ thể Angiotensin: Làm giảm hậu tải và tiền tải tương tự ức chế men chuyển..
Chỉ sử dụng khi không dung nạp được thuốc ức chế men chuyển. Một số thuốc đã được chứng minh làm cải thiện tử vong:
§ Candesartan: liều khởi đầu 4-8mg/ng. Liều đích 32mg/ng.
§ Valsartan: 20-40mg x 2/ng. Liều đích 160mg x2/ng.
§ Losartan: liều khởi dầu 25-50mg/ng. Liều được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong 150mg/ng.
§ Điều trị suy tim mạn bằng thuốc kháng Aldosterol: Làm giảm xơ hóa cơ tim, lợi tiểu, giữ kali….
Dùng cho mọi BN. Làm giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ nhập viện.
§ Spironolacton: Khởi đầu 15-25mg/ng. Có thể tăng đến 50mg/ng.

§ Điều trị suy tim mạn bằng thuốc lợi tiểu quai: Làm tăng thải nước và Na, làm giảm tiền tải (?).
Không làm giảm bệnh suất và tử suất nhưng có thể làm giảm triệu chứng ở BN suy tim, đặc biệt ở BN có biểu hiện ứ huyết.
§ Furosemide: 20-40mg chia 2 lần/ng. Có thể đến 600mg/ng.
§ Một số thuốc lợi tiểu khác…
§ Điều trị suy tim mạn bằng thuốc giãn tĩnh mạch:
Các dẫn xuất Nitrate: làm giảm tiền tải và một phần hậu tải. Không làm giảm tỷ lệ tử vong. Dùng để làm giảm triệu chứng ứ huyết phổi.
§ Isosorbide dinitrate: liều đích 80mg SR x 3/ng.
§ Isosorbide mononitrate: liều đích 120-240mg/ng.
Digoxin: theo một số nghiên cứu gần đây, digoxin có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở BN suy tim, kể cả ở
BN rung nhĩ.
Phối hợp Hydralazine-Nitrate: cho thấy làm cải thiện triệu chứng và giảm tỷ lệ tử vong ở người Mỹ
gốc Phi
[…] thịt ôi. Có thể nhìn rõ những đặc điểm trên bằng mắt thường, nhất là ở tim, gan, thận… Và khi cắt qua mô đó thấy trào ra ít nhiều nước phù, nhu mô vồng […]
[…] là bạn muốn tìm một người khiến tim bạn rung động. Và họ có thể nhìn thấy sự dễ thương trong những thói quen […]
[…] Nguyên nhân gây phù do suy tim […]