ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG
Điều trị loét dạ dày, tá tràng cần tuân thủ nguyên tắc:
Điều trị nội khoa đầy đủ, đúng cách trước. Nếu không có kết quả thì mới điều trị loét dạ dày, tá tràng bằng phương pháp ngoại khoa…
-
Nguyên tắc chung trong điều trị loét dạ dày, tá tràng
– Phải điều trị nội khoa đúng cách, đầy đủ trước. Nếu không có kết quả mới phẫu thuật.
– Điều trị phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị trước. Nếu không có kết quả mới cắt dạ dày.
-
Các thuốc điều trị loét dạ dày, tá tràng nội khoa
2.1. Các thuốc điều trị loét dạ dày, tá tràng bằng cách tác dụng lên hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật:
– Thuốc giảm đau, giảm co thắt: Sulprid 50 – 100mg/24h x 10 – 15 ngày.
– Thuốc cắt dẫn truyền từ vỏ não: Diazepam 50mg x 1 – 2 viên/ 24h x 10 ngày (uống trước ngủ tối).
– Thuốc cắt sự dẫn truyền kích thích qua synap (thần kinh phế vị):
Atropinsulfat 0,25mg x 1 – 6 ống/ 24h.

2.2. Thuốc điều trị loét dạ dày, tá tràng bằng kháng acid:
– Thuốc trung hòa acid đã được bài tiết: Hydroxit nhôm, magie như Alusin, Maalox,…
– Không nên dùng thuốc trung hòa mạnh kéo dài dễ dẫn đến viêm niêm mạc do kiềm hóa.
2.3. Điều trị loét dạ dày, tá tràng bằng thuốc bảo vệ niêm mạc
– Kích thích tiết nhầy:
+ Smecta 1 – 2 gói/ 24h.
+ Sucrafate: 4g/24h x 4 – 8 tuần. sau đó dùng 2g/24h x 4 tuần.
+ Bissumith dưới dạng nhũ tương: Trymo, Denol,…
– Kích thích sự tái tạo tế bào biểu mô phủ của niêm mạc dạ dày, tá tràng.
+ Tia lase chiếu vào ổ loét qua nội soi từ 5 – 10 phút/24h x 10 – 15 ngày.
+ Histidin: 0,2g x 1 – 2 ống/24h x 10 – 15 ngày.
2.4. Điều trị loét dạ dày, tá tràng bằng thuốc giảm tiết:
– Ức chế H2 của tế bào viêm:
+ Cimetidin: 800 – 1000 mg/24h x 4 – 6 tuần.
+ Ranitidin: 150 – 300 mg/24h x 4 – 6 tuần.
+ Famotidin: 40 – 80 mg/24h x 4 – 6 tuần.
– Ức chế bơm proton: Thông qua cơ chế ức chế enzym K+/H+ – ATPase, tác dụng vào khâu cuối cùng của quá trình bài tiết dịch vị dạ dày.
+ Omeprazol: 20 – 40 mg/24h x 4 – 6 tuần.
+ Các biệt dược khác: Lomac, Losec, Mopral,…
2.5. Điều trị loét dạ dày, tá tràng bằng thuốc diệt HP.
Hiện nay có nhiều phác đồ để điều trị HP. Tùy theo từng bệnh nhân cụ thể và đặc biệt là sự kháng thuốc của HP mà có thể chọn sự phối hợp thuốc cho hợp lý.
– Amoxicilin: 0,5g x 1 – 2 g/24h x 10 – 15 ngày.
Metronidazol: 0,25g x 1 – 1,5 g/24h x 10 – 15 ngày.
Trymo: 4 viên/24h x 10 – 15 ngày.
– Gastrostat: 1 hộp.
– Clarythromycin: 0,5g x 2 viên/ 24h.
Tinidazol 0,5g x 2 viên/ 24h.
Trymo: 4 viên/24h x 10 – 15 ngày.
-
Điều trị loét dạ dày, tá tràng bằng phương pháp ngoại khoa.
Hiện nay, điều trị loét dạ dày, tá tràng bằng nội khoa là chủ yếu. Song cũng chỉ định điều trị ngoại khoa khi:
– Chỉ định điều trị ngoại khoa tuyệt đối cho bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng khi:
+ Thủng dạ dày
+ Hẹp môn vị
+ Chảy máu mà điều trị nội khoa tích cực không hiệu quả.

– Chỉ định điều trị ngoại khoa tương đối cho bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng khi:
+ Bệnh nhân lớn tuổi điều trị nội khoa tích cực không có hiệu quả.
+ Xuất huyết trên ổ loét tái phát nhiều lần.
-
Điều trị loét dạ dày, tá tràng qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi:
– Tránh làm việc nặng và đi lại nhiều trong đợt tiến triển của bệnh.
– Hạn chế dùng các chất kích thích như: rượu, bia,… Tránh dùng các đồ ăn nhiều chua, cay,…
5. Phòng bệnh loét dạ dày, tá tràng.
– Với những bệnh nhân đã bị loét dạ dày, tá tràng thì cần điều trị tích cực, hạn chế chất kích thích, đề phòng có biến chứng xảy ra.
– Thận trọng khi dùng các thuốc giảm đau, chống viêm vì đó là một trong số các nguyên nhân gây nên bệnh loét dạ dày, tá tràng.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đảm bảo nhịp điệu ăn uống đúng giờ giấc, tránh ăn uống bất thường, ăn nhiều đồ chua cay, uống nhiều chất kích thích.
– Giữ tinh thần thoải mái: Các sang trấn tâm lý, rối loạn tinh thần, stress thường xuyên là căn nguyên gây loét dạ dày, tá tràng và thúc đẩy bệnh tiến triển nặng.
– Cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.