Hội chứng ruột kích thíchBệnh mạn tính Bệnh Thường Gặp 

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

Ngày nay, xã hội càng phát triển, hội chứng ruột kích thích càng phổ biến. Điều trị hội chứng ruột kích thích không quá khó. Nhưng vì hầu hết người bệnh không để ý, nên làm cho bệnh ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống.

Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Nhưng không có tổn thương thực thể ở đại tràng. Ngoài triệu chứng chủ đạo trên, bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng khác như: Đi ngoài ngày nhiều lần, chướng bụng, đầy hơi. Người ta cho rằng hội chứng ruột kích thích là một tình trạng rối loạn vận động đại tràng. Dẫn đến ỉa chảy hoặc táo bón, đại tràng quá mẫn cảm. Bệnh liên quan chặt chẽ đến tình trạng tinh thần, nên còn được gọi là 1 bệnh tâm thể.

Điều trị hội chứng ruột kích thích

  1. Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng chế độ ăn uống

Đây là phương pháp điều trị quan trọng nhất. Bệnh nhân hạn chế ăn những thức ăn không thích hợp với bản thân.

– Những thức ăn sinh hơi nhiều và khó tiêu như sắn, khoai tây,…

– Những đồ kích thích như: rượu, cà phê, gia vị,…

– Hoa quả khó tiêu, có nhiều đường: Cam, quýt, xoài, mít

– Thức ăn nhiều sợi xơ: Không kiêng hẳn nhưng không ăn quá nhiều.

– Các đồ uống có hơi: Coca, 7up,…

– Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc.

– Không ăn các thức ăn để lâu, bảo quản không tốt, các thức ăn sống.

  1. Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng chế độ luyện tập.

Đây là phương pháp cần thiết, cần kiên trì thực hiện và tốn công phu.

Điều trị hội chứng ruột kích thích qua chế độ ăn và luyện tập
Điều trị hội chứng ruột kích thích qua chế độ ăn và luyện tập

– Luyện đi ngoài ngày 1 lần vào buổi sáng.

– Massage bụng buổi sáng để gây cảm giác đi ngoài.

– Luyện tập thư giãn, khí công: Rất có hiệu quả với bệnh tâm thể như hội chứng ruột kích thích.

  1. Điều trị hội chứng ruột kích thích qua điều trị triệu chứng.

– Chống đau:

+ Phlogoglucinol (Spasfon) viên 80mg; 4-6 viên/ngày.

Viên đặt dưới lưỡi 80mg: 2-3 viên/ ngày.

Ống tiêm 40mg: 1-3 ống/ngày.

+ Trimebutin (Debridat) viên 100mg: 2-4 viên/ngày.

+ Mebeverin (Duspatalin) viên 100mg: 2-4 viên/ngày.

Hai thuốc này không những có tác dụng giảm đau mà còn có tác dụng với các triệu chứng như chướng bụng đầy hơi, rối loạn vận động đại tràng…

Cách dùng: chia nhiều lần, uống trước khi ăn.

Chống táo bón:

+ Gastropax: 1 thìa cà phê, 3 lần/ngày, trước khi ăn.

+ Dulconax x 5mg 1-2 viên/ngày.

Cầm ỉa chảy: Các thuốc làm chậm nhu động ruột và gây màng bọc. (Xem bài điều trị ỉa chảy)

– Chống chướng bụng đầy hơi.

Debriat, Duspatalin

Motilium viên 10mg x 3-4 viên/ngày.

Carbophos, than hoạt

Meteospasmyl, Bolinan.

Diệt khuẩn ruột; khi có ỉa chảy, cần thận trọng, không nên lạm dụng. (Xem bài ỉa chảy).

  1. Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng liệu pháp tâm lý.

Cũng góp phần làm giảm các triệu chứng. Chỉ cần bệnh nhân hiểu rõ bệnh không nguy hiểm, ít ảnh hưởng đến sức khỏe để bệnh nhân yên tâm. Khi tâm trạng thoải mái, bệnh cũng tiến triển tốt lên.

  1. Thay đổi môi trường sống

Một số suối nước nóng có khả năng làm dịu những rối loạn cơ năng của ruột. Có thể đi nghỉ ngơi ở đó, hoặc tắm biển, nơi có khí hậu mát mẻ, dễ chịu.

Điều trị hội chứng ruột kích thích không quá khó, nhưng đòi hỏi kết hợp giữa chế độ ăn uống luyện tập với dùng thuốc đúng cách.

Related posts

One Thought to “ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH”

  1. […] § Ramipril: liều đích 5-10mg/ng. § các thuốc khác cùng nhóm có chỉ định trong điều trị suy tim […]

Leave a Comment