tăng huyết ápBệnh mạn tính Bệnh Thường Gặp 

CÁC TRƯỜNG HỢP TĂNG HUYẾT ÁP THƯỜNG GẶP

Trong thực tế, không phải các trường hợp tăng huyết áp đều giống nhau. Nguyên nhân và cách điều trị đối với từng trường hợp là không hoàn toàn giống nhau. Do đó, để điều trị tăng huyết áp được hiệu quả cần nắm được những lưu ý về các trường hợp tăng huyết áp dưới đây.

  1. Các trường hợp tăng huyết áp ở người trẻ tuổi.

– Khi phát hiện tăng huyết áp ở người trẻ tuổi thì nên chú ý tìm nguyên nhân.

– Đặc điểm tăng huyết áp ở người trẻ tuổi là có sự tăng trương lực hệ giao cảm và tăng nồng độ Renin huyết thanh.

– Nhìn chung là dễ lựa chọn các thuốc cho điều trị các trường hợp tăng huyết áp ở người trẻ.

các trường hợp tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp
  1. Các trường hợp tăng huyết áp ở người có tuổi.

– Đặc điểm là thường kèm theo tăng trở kháng hệ mạch máu. Giảm nồng độ Renin máu, và thường có kèm tăng khối lượng cơ thất trái.

– Người có tuổi thường có các bệnh lý khác kèm theo. Nên khi dùng thuốc hạ huyết áp phải cân nhắc các chống chỉ định và tác dụng phụ.

– Lợi tiểu hoặc chẹn kênh Calci nên được lựa chọn nếu không có các chống chỉ định.

– Nên tránh dùng các thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế. Hoặc các thuốc tác động hệ thần kinh trung ương vì làm tăng nguy cơ gây trầm cảm.

  1. Các trường hợp tăng huyết áp ở người béo phì.

– Có đặc điểm là tăng trở kháng mạch, tăng cung lượng tim, và tăng khối lượng tuần hoàn.

– Giảm cân nặng là mục tiêu quan trọng nhất.

– Thuốc đầu tiên nên lựa chọn là thuốc lợi tiểu.

  1. Các trường hợp tăng huyết áp ở người tiểu đường.

– Thường có kèm theo bệnh lý thận do tiểu đường.

– Mục tiêu là hạ huyết áp về dưới mức bình thường cao.

– Thuốc ức chế men chuyển nên được lựa chọn hàng đầu vì tác dụng tốt và làm giảm protein niệu.

  1. Các trường hợp tăng huyết áp có suy thận mạn tính.

– Phụ thuộc nhiều vào khối lượng tuần hoàn.

các trường hợp tăng huyết áp có suy thận mạn
Các trường hợp tăng huyết áp có suy thận mạn tính

– Lợi tiểu là thuốc ưu tiên khi gặp các trường hợp tăng huyết áp có suy thận mạn. Trong đó lợi tiểu quai đặc biệt có tác dụng khi Creatinin > 2,5mg/dl. Nó cải thiện được chức năng cầu thận.

  1. Các trường hợp tăng huyết áp có phì đại thất trái.

– Phì đại thất trái thường có nguy cơ cao gây đột tử.

– Chế độ giảm muối, giảm cân nặng, và các thuốc hạ huyết áp (trừ thuốc giãn mạch trực tiếp) đều có thể làm giảm phì đại thất trái. Thuốc ức chế men chuyển là loại giảm phì đại thất trái mạnh nhất.

  1. Các trường hợp tăng huyết áp có kèm theo bệnh mạch vành.

– Chẹn bêta giao cảm nên được lựa chọn hàng đầu nếu không có các chống chỉ định.

– Chẹn bêta giao cảm làm giảm tỉ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ gây nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đau ngực ổn định. Ngoài ra nó còn làm giảm nguy cơ tái nhồi máu cơ tim ở các bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Và tăng tỉ lệ sống sót sau nhồi máu cơ tim.

– Ức chế men chuyển có thể có lợi, nhất là khi bệnh nhân có giảm chức năng thận trái kèm theo.

– Chẹn kênh Calci có thể dùng trong các trường hợp tăng huyết áp nhiều nhưng hết sức thận trọng. Và không dùng khi có suy giảm chức năng thận trái.

  1. Các trường hợp tăng huyết áp có suy tim.

– Ức chế men chuyển và lợi tiểu là thuốc lựa chọn hàng đầu.

– Có thể dùng phối hợp giữa Nitrat với Hydralazin trong các trường hợp tăng huyết áp khó điều trị. Cẩn thận với Hydralazin vì nó có thể làm tăng nhịp tim phản xạ. Và có thể làm xấu đi tình trạng thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân có suy vành kèm theo.

  1. Các trường hợp tăng huyết áp kèm thai nghén.

– Các trường hợp tăng huyết áp ở phụ nữ có thai có thể gặp là:

+ Tiền sản giật hoặc sản giật: Là tình trạng tăng huyết áp khi có thai kèm theo protein niệu, phù, và có thể rối loạn chức năng thận.

+ Tăng huyết áp mạn tính do bất kể nguyên nhân nào: là tình trạng tăng huyết áp xuất hiện trước tuần thứ 20 của thai kỳ.

+ Tăng huyết áp mạn tính do hậu quả của tiền sản giật hoặc sản giật.

+ Tăng huyết áp thoáng qua hoặc muộn: là một trong các trường hợp tăng huyết áp không liên quan đến protein niệu, không có ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Tăng huyết áp sẽ ổn định trở lại sau đẻ.

– Điều trị:

+ Nên bắt tay điều trị khi huyết áp tối thiểu > 100 mmHg.

+ Không áp dụng chế độ giảm cân và tập luyện gắng sức.

+ Methyldopa là thuốc nên lựa chọn hàng đầu để điều trị các trường hợp tăng huyết áp này. Hydralazin có thể được dùng thay thế.

Related posts

Leave a Comment