BỆNH XƠ GAN: PHÂN LOẠI XƠ GAN, NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
Bệnh xơ gan là một trong số những căn bệnh hết sức nguy hiểm. Nó được coi là một trong tứ chứng nan y. Cùng với thói quen uống bia rượu, tỷ lệ người mắc bệnh xơ gan ngày một tăng cao. Bài viết dưới đây sẽ trình bày các kiến thức y học về bệnh xơ gan. Bao gồm khái niệm, phân loại, nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh xơ gan.
1. ĐỊNH NGHĨA BỆNH XƠ GAN:
Bệnh xơ gan được định nghĩa theo mô học là một quá trình lan tỏa thuộc về gan (*), được đặc trưng bởi sự xơ hóa và chuyển đổi cấu trúc gan bình thường thành các nốt tân sinh có cấu trúc bất thường. Quá trình tổn thương gan dẫn đến bệnh xơ gan có thể diễn ra trong nhiều tuần đến nhiều năm.
(*): Là quá trình gồm sự thoái hóa hoại tử tế bào gan. Sau đó là sự thay thế những thành phần hoại tử bằng tế bào gan khác và mô sợi. => Biến các tiểu thùy gan thành các nốt tân sinh không có chức năng.
Tương tự như sự hình thành sẹo từ các vết thương. Sự hình thành sẹo trên gan trên được gọi là xơ hóa. Sự xơ hóa có thể khôi phục được, nhưng khi quá nhiều sẹo trên gan thì gọi là xơ gan. Và bệnh xơ gan là bệnh lý không khôi phục được.
2. NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI BỆNH XƠ GAN:
Thường gặp nhất là xơ gan do nghiện rượu và xơ gan do viêm gan virus.
– Bệnh xơ gan nghiện rượu: còn gọi là xơ gan leanec hay xơ gan dinh dưỡng.

Người nghiện rượu nặng: Uống ít nhất 80 gram cồn/ngày, kéo dài liên tục 10 năm có 100% tỷ lệ mắc bệnh gan. Một nghiên cứu chi tiết của 256 người nghiện rượu nặng phải nhập viện không phải vì bệnh lý gan, phát hiện gan nhiễm mỡ với tỷ lệ 45%, viêm gan nhiễm mỡ ở mức 34%, viêm gan nhiễm mỡ xơ gan ở mức 10% và xơ gan đơn thuần ở mức 10% trong mẫu sinh thiết gan của họ.
+ 1 lon bia 330 ml có 5% cồn, với d = 0,8 g/ml => 1 lon bia có 13,2 gram cồn (330 * 0,8 * 5 /100)
+ 1l rượu đế có khoảng 40% gram cồn, d = 0,8 g/ml => 1 L rượu đế có 1000 * 0,8 * 40 /100 = 320 gram cồn.
– Bệnh xơ gan do virus: Viêm gan B, viêm gan C.
– Các nguyên nhân khác: Bệnh nhân mắc bệnh xơ gan có thể do: Ứ mật, tự miễn, suy tim, nhiễm độc, thuốc, ứ sắt đồng,… Có 10 – 20% người bệnh xơ gan không rõ nguyên nhân.
3. TRIỆU CHỨNG KHI MẮC BỆNH XƠ GAN
Các triệu chứng mắc bệnh xơ gan được hình thành bởi sự suy giảm chức năng gan (Hội chứng suy tế bào gan) và sự tăng áp lực của các TM về gan (Hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa).
A. Hội chứng suy tế bào gan:
1.Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, phù, xuất huyết da niêm.
2. Rối loạn chuyển hóa: Sốt, teo cơ, tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết, vàng da, vàng niêm.
3. Rối loạn nội tiết: Nam: teo tinh hoàn, nữ hóa tuyến vú, vô sinh; Nữ: Rối loạn kinh nguyệt (thường là vô kinh). Cả 2 đều có thể có sao mạch, giảm khả năng tình dục.
4. Xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng
5. HC gan thận.
6. HC gan não.(*)
7. HC gan phổi (**)
8. Khác: Lòng bàn tay son, ngón tay dùi trống, bàn tay Dupuytren (có thể gặp ở người mắc bệnh xơ gan nghiện rượu).

(*): Phân độ bệnh xơ gan:
– Giai đoạn 0:
Thay đổi trí nhớ, giảm khả năng tập trung, suy giảm chức năng trí tuệ, và phối hợp. Không có Asterixis (chứng suy tư thế vận động): là bệnh lý biểu hiện bởi sự suy yếu duy trì một tư thế vận động.
– Giai đoạn 1:
Thiếu nhận thức không đáng kể, rút ngắn khả năng chú ý, Hypersomnia (là loại rối loạn giấc ngủ rất hiếm gặp. Rối loạn Hypersomnia khiến giấc ngủ có thể kéo dài tới 18 tiếng/ngày và kéo dài từ ngày này sang ngày khác, thậm chí cả tuần). Mất ngủ, đảo ngược của mô hình giấc ngủ.Trầm cảm, khó chịu. Có thể có Asterixis biểu hiện bởi nghiệm pháp viết: Đưa cho bệnh nhân một cây bút và đọc cho bệnh nhân viết, nếu có Astericis thì nét chữ sẽ run.
– Giai đoạn 2:
Thờ ơ hoặc lãnh đạm, mất phương hướng, bất lịch sự trong hành vi, Asterixis biểu hiện rõ bằng dấu hiệu Flapping – Tremor (+):để cẳng tay thẳng góc với cánh tay đặt trên mặt giường, thấy bàn tay run, giật nhanh không đều, do rối loạn trương lực cơ nhất là cơ liên đốt.
Buồn ngủ, ngủ lịm, thay đổi tính cách rõ ràng, hành vi không phù hợp, và mất phương hướng liên tục, thường là về thời gian.
– Giai đoạn 3:
Ngủ gật nhưng có thể tỉnh được khi kích thích, mất định hướng về thời gian và địa điểm, nhầm lẫn, mất trí nhớ, thường xuyên giận dữ, không thể hiểu được lời nói, Dấu hiệu Flapping – Tremor (+)
– Giai đoạn 4:
Hôn mê có hoặc không có phản ứng với kích thích đau đớn
(**): Bao gồm suy tế bào gan, giảm oxy máu, có các shunt động tĩnh mạch ở phổi, biểu hiện lâm sàng: Khó thở khi ngồi, giảm khi nằm.
B. Hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa:
Lách to (Quan trọng nhất), tuần hoàn bàng hệ, báng bụng, xuất huyết tiêu hóa (vỡ TM thực quản dãn, tăng áp lực tĩnh mạch dạ dày). Chỉ cần 2/4 triệu chứng ta có thể gọi là Hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa.
BỆNH XƠ GAN MẤT BÙ.
Bệnh xơ gan gọi là mất bù khi có một trong các biến chứng.
1. Xuất huyết tiêu hóa.
2. Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát.(*)
3. Hội chứng gan thận. (**)
4. Hội chứng gan não.
5. Ung thư gan.
6. Báng bụng khó chữa: Biến chứng chính trong bệnh xơ gan.

(*): Ở bệnh nhân xơ gan có báng bụng, cần phải nghĩ đến viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát khi có một trong các triệu chứng:
1. Sốt
2. Choáng nhiễm trùng
3. Tiêu chảy.
4 Xuất huyết tiêu hóa
5. Nôn
6. Đau bụng
7. Bệnh não gan
(**): Hội chứng gan thận có 2 type:
Type 1: Suy thận tiến triển nhanh, hầu hết BN tử vong trong vòng 2-3 tuần sau đợt suy thận.
Type 2: Suy thận trung bình kéo dài nhiều tháng kèm với tình trạng báng bụng khó chữa.
- Phân loại bệnh xơ gan theo giai đoạn:
– 0: Không có cổ trướng, không có giãn TM thực quản, phình vị.
– 1: Không có cổ trướng, có giãn TM thực quản, phình vị.
– 2: Có cổ trướng, có hoặc không có giãn TM TQ, PV.
– 3: Vỡ tĩnh mạch TQ giãn, phình vị, có hoặc không có cổ trường.
0, 1: Xơ gan còn bù.
2, 3: Xơ gan mất bù.
Nguồn:
http://emedicine.medscape.com/article/185856-overview#a1
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3321494/
Bệnh học nội khoa ĐHYD TPHCM tr 191 – 200 năm 2012
Bệnh học nội khoa ĐHY Hà Nội tập 2, tr 9 – 16 năm 2012